Chuyên ngành Kinh tế quốc tế - Đại Học Thương Mại
Review chuyên ngành Kinh tế quốc tế tại trường Đại học Thương mại(TMU): “Sợi dây” kinh tế đa quốc gia
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, Kinh tế quốc tế đang trở thành lựa chọn vô cùng “hot” bởi cơ hội việc làm cao và mức lương mơ ước. Trường Đại học Thương mại là một trong những cơ sở đào tạo uy tín về Kinh tế quốc tế được nhiều phụ huynh và học sinh đăng ký theo học.
Mục lục
1. Chuyên ngành Kinh tế quốc tế là ngành gì?
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế là ngành học đào tạo và nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia, nói cách khác nó nghiên cứu các hoạt động giao dịch, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ được thực hiện giữa các quốc gia nhằm đạt được lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Học Kinh tế quốc tế sinh viên nghiên cứu lý luận về Quan hệ kinh tế quốc tế, cơ sở phân tích, hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,..Khác với chuyên ngành Kinh doanh quốc tế sinh viên được học về Quản trị kinh doanh, chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương,…
2. Chuyên ngành Kinh tế quốc tế tại Đại học Thương mại có gì?
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế thuộc Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế của trường Đại học Thương mại được thành lập từ năm 1998. Đây là một địa chỉ đào tạo uy tín về ngành Kinh tế và Kinh doanh quốc tế.
Chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế quốc tế thuộc ngành Kinh tế quốc tế nhằm đào tạo những Cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, cung cấp cho học viên nền tảng kiến thức cơ bản và có hệ thống về Kinh tế quốc tế.
Sinh viên khi theo học sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống kinh tế quốc tế, đặc biệt là 02 lĩnh vực thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế (tài chính quốc tế); kiến thức và lý luận về quan hệ kinh tế quốc tế, cơ sở phân tích và hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam; kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trong lĩnh vực thương mại, logistic và đầu tư, tài chính.
Điểm khác biệt mang tính đột phá của Khoa đào tạo chuyên ngành Kinh tế quốc tế là hệ thống giảng viên có trình độ cao, có kinh nghiệm làm việc và tư vấn thực tế cho các doanh nghiệp lớn, các cơ quan đơn vị trong cả nước. Bên cạnh đó, các giảng viên thỉnh giảng, các giảng viên là doanh nhân, chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước cũng thường xuyên tham gia giảng dạy giúp sinh viên nắm được kiến thức thực tiễn tại các doanh nghiệp.
3. Điểm chuẩn chuyên ngành Kinh tế quốc tế tại Đại học Thương mại?
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Thương Mại | Kinh tế quốc tế | Kinh tế | 26.5 | 20.5 | 18 | 26.7 | 27.08 | 145 | 26.5 | 25 | 26.95 |
Ghi chú | Học bạ | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội | Đánh giá tư duy | Tốt nghiệp THPT | Học bạ | Nếu xét theo điểm thi 3 môn TNTHPT : 22. | Kinh tế quốc tế |
4. Chuyên ngành Kinh tế quốc tế ra trường làm gì?
Với sự phát triển của hoạt động kinh doanh và đầu tư quốc tế, nhân sự ngành kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tết có thể đảm nhận rất nhiều vị trí khác nhau ở các công ty và tập đoàn kinh tế, kinh doanh trong và ngoài nước. Các vị trí có thể ứng tuyển như:
– Chuyên viên ngoại giao, hậu cần, vận tải quốc tế hàng không
– Nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên nghiên cứu thị trường Marketing quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng.
– Nhân viên tư vấn đầu tư quốc tế, xúc tiến thương mại, thanh toán quốc tế ở các ngân hàng, hải quan,…
– Nhà quản trị cấp cao, nhà hoạch định chiến lược, nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn, các công ty đa quốc gia
– Giảng dạy và nghiên cứu tại các học viện, viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành kinh tế quốc tế.
Với cơ hội việc làm rộng mở, chuyên ngành Kinh tế quốc tế tại đại học Thương mại xứng đáng là sự lựa chọn uy tín dành cho những ai đang có ý định theo học. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình chọn ngành và chọn nghề phù hợp trong tương lai.
- Review Đại học Thương Mại (TMU) – Em phải vào Thương Mại học kinh tế
- Kinh tế và Quản lý công - Đại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Kinh tế và Quản lý - Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền
- Tài chính - Ngân hàng thương mại - Đại Học Thương Mại
- Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng - Đại Học Thương Mại