Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 18, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kinh tế - Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Review ngành Kinh tế Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB): Tấm vé thông hành đắt giá để vươn tới thành công

Vinh dự góp mặt trong bảng xếp hạng “500 trường đại học tốt nhất thế giới”, chắc chắn chuyên môn đào tạo ngành Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN (UEB) đã không còn gì đáng bàn cãi. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề “thâm cung bí sử” của ngành học này qua bài viết dưới đây nha!

Ngành Kinh tế tại ĐH Kinh tế – ĐHQGHN

1. Giới thiệu chung về ngành Kinh tế

Ngành Kinh tế là một trong những chương trình đào tạo chất lượng cao tại Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, mục tiêu nghiên cứu những kiến thức cơ sở của kinh tế học, kiến thức chuyên môn về thể chế kinh tế, kinh tế học truyền thông, kinh tế chính trị học quốc tế để có thể trở thành các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực này.

Điểm khác biệt của đào tạo Kinh tế tại UEB so với nhiều trường trong cùng lĩnh vực là chương trình học mang tính hàn lâm, sinh viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, thích hợp cho các định hướng nghiên cứu, học lên các bậc cao hơn sau khi tốt nghiệp.

2. Học Kinh tế tại UEB như thế nào?

Thông tin chung về ngành Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN.

Tên ngành Kinh tế
Tên tiếng Anh Economics
Mã ngành QHE44
Thời gian đào tạo 4 năm
Danh hiệu tốt nghiệp Cử nhân

Để hoàn thành chương trình Cử nhân Kinh tế tại UEB, sinh viên cần vượt qua 142 tín chỉ (trong đó 108 tín chỉ về kiến thức khối ngành, nhóm ngành, ngành; và 29 tín chỉ đào tạo bằng Tiếng Anh). UEB là một thanh viên của tổ chức kiểm định quốc tế ACBSP nên chất lượng đào tạo là không cần phải bàn cãi. Cụ thể đầu ra về kiến thức, kỹ năng sau khi tốt nghiệp:

Khối kiến thức từ cơ sở đến chuyên sâu như:

  • – Lý luận chính trị, xã hội; hiểu biết về pháp luật, nhất là pháp luật kinh tế.
  • – Thành thạo tiếng Anh giao tiếp theo bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
  • – Rèn luyện thể chất, quốc phòng.
  • – Các kiến thức chuyên môn, công cụ phân tích của lĩnh vực kinh tế giúp sinh viên có đầy đủ khả năng nghiên cứu, giải thích các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế, ứng dụng trong hoạch định chính sách, chiến lược phát triển, hay trong công việc tương lai.

Sinh viên UEB được trang bị kỹ năng đầy mình để đương đầu với những cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động như:

  • – Triển khai kế hoạch trong giải quyết các vấn đề của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
  • – Khả năng sáng tạo, tự nghiên cứu và khám phá kiến thức.
  • – Kỹ năng quản lý, lãnh đạo, ra quyết định cho các vấn đề mang tính thời sự.
  • Thành thạo phần mềm văn phòng thông dụng (SPSS, Eviews, STATA,…), Microsoft Office, mạng xã hội để phục vụ phân tích, nhận định các vấn đề của kinh tế xã hội.

Chương trình thực tế của sinh viên Ngành Kinh tế (Nguồn: http://ueb.edu.vn)

Sinh viên được đi thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp lớn ngay từ năm 2, và có 2 kỳ thực tập bắt buộc ngay từ năm 3, năm 4 tạo cơ hội cho sinh viên tích lũy kinh nghiệp làm việc từ sớm, sẵn sàng chinh phục những nhà tuyển dụng khó tính.

Ngoài ra, nhà trường thiết kế các cuộc thi kiến thức với những trường đại học liên kết quốc tế như Anh, Úc, Mỹ, các hoạt động Câu lạc bộ,… giúp rèn luyện những kỹ năng thực tế giúp sinh viên thích ứng với môi trường làm việc đa dạng, hội nhập với nền kinh tế thế giới.

3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội Kinh tế Kinh tế 34.839033.511235.83
Ghi chú

Điểm môn Toán: 8.2; Tốt nghiệp THPT

Tiêu chí phụ: Môn toán: 7.8 trở lên, NV1-NV11

DGNLQGHN

Điểm thi TN THPT ( thang điểm 40 – với toán 8.2 từ NV1-NV2) – CTĐT CLC

4. Sinh viên có thể làm gì sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đầy đủ chuyên môn để đảm nhận những công việc như: Phân tích, tư vấn các vấn đề của kinh tế, chính trị, xã hội, các chính sách, các vấn đề thực tiễn; phân tích và xử lý dữ liệu thống kế về kinh tế – xã hội, triển khai kế hoạch, quản lý các kế hoạch kinh doanh, hay các dự án thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội; tham gia nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

Bởi ưu thế về chất lượng giảng dạy, sinh viên UEB chủ yếu định hướng làm việc ở các cơ quan nhà nước, hay các viện/trung tâm nghiên cứu, cơ sở giáo dục về kinh tế xã hội. Ngoài ra các em cũng có thể bước chân vào các tổ chức kinh tế (chính phủ hoặc phi chính phủ), các doanh nghiệp, khu công nghiệp, hay các dự án kinh tế,…

Thông qua bài viết “Review ngành Kinh tế Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB): Tấm vé thông hành đắt giá để vươn tới thành công”, hy vọng các em đã hiểu hơn về ngành đào tạo Kinh tế tại UEB. Nếu em ưa thích nghiên cứu và muốn làm việc trong môi trường nhà nước thì lựa chọn học Kinh tế tại đây chắc chắn sẽ không khiến các em thất vọng đâu.

Tin tức mới nhất