Chuyên ngành Kỹ thuật cơ điện tử - Đại Học Tôn Đức Thắng
Review ngành Kỹ thuật cơ điện tử trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) – Ngành sinh ra là dành cho mem yêu máy móc, công nghệ
Ngành Kỹ thuật cơ điện tử xuất hiện là bước tiến vượt bậc trong nền khoa học công nghệ hiện đại, mở ra một diện mạo mới cho thế giới. Nếu bạn là người yêu thích máy móc và đam mê công nghệ, đừng ngần ngại ứng tuyển vào ngành này. Trường ĐH Tôn Đức Thắng hiện nay cũng là một trong những đơn vị đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử cực kỳ chất lượng, hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về ngành này tại ngôi trường “hot” nhất khu vực HCM này nhé!
Mục lục
1. Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì?
Kỹ thuật cơ điện tử hay còn gọi là Cơ điện tử hoặc công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử là ngành học nghiên cứu về các sản phẩm cơ khí thông qua hệ thống điện tử, kết nối với hệ thống xử lý thông tin – trí thông minh nhân tạo để ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Đây là ngành học có sự kết hợp giữa kỹ thuật máy tính và cơ khí.
Những kỹ sư cơ khí sẽ là người nghiên cứu ra những sản phẩm tự động hóa giúp giảm thay thế sức lao động con người, tăng độ chính xác và thời gian làm việc. Robot chính là một trong những phát minh sáng tạo nhất của ngành Cơ điện.
Kỹ sư ngành Kỹ thuật cơ điện tử yêu cầu phải nắm chắc các kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén thủy lực, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh, hệ thống điều khiển nhúng, kiến thức về cảm biến, robot.
2. Học ngành Kỹ thuật cơ điện tử tại trường Đại học Tôn Đức Thắng như thế nào?
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử tại Đại học Tôn Đức Thắng được trường Đại học quốc gia Pukyong (Hàn Quốc), một trong các trường công lập đầu tiên của Busan hỗ trợ phát triển phù hợp định hướng đào tạo quốc tế. Đây là chương trình học có tính ứng dụng cao, được trang bị đầy đủ kiến thức về điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin và các công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong cách mạng 4.0.
Tại đây, sinh viên được giảng dạy bởi nhiều giảng viên có trình độ chuyên môn cao, được tham gia nghiên cứu cùng giảng viên. Sinh viên được đào tạo đầy đủ các lĩnh vực như: Thiết kế, chế tạo vận hành và cải tiến sản phẩm cơ điện tử; Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot; Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động; Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp…Bên cạnh đó, sinh viên còn rèn luyện kỹ năng suy nghĩ độc lập, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp để đáp ứng nhu cầu xã hội và tự khởi nghiệp.
Khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:
– Kỹ năng tin học: Chứng chỉ tin học MOS quốc tế (750 điểm); Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc;
– Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.5 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.
– Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: kiến thức cơ sở về thiết kế hệ thống cơ điện tử cơ bản; khả năng phân tích, nghiên cứu, thiết kế và vận hành các hệ thống cơ điện tử hiện đại, các máy công cụ CNC…; khả năng thiết kế, lập trình cho các robot ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chế tạo các cơ cấu và chi tiết cơ khí, board mạch điều khiển điện tử, cơ cấu chấp hành; tư vấn, lập kế hoạch, quản lý, triển khai các dự án liên quan đến cơ điện tử; khả năng nghiên cứu, thiết kế hoặc chuyển giao công nghệ
2. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | |||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Tôn Đức Thắng | Kỹ thuật cơ điện tử | Kỹ thuật cơ điện tử | 33 | 29.9 | 31.75 | 28.5 | 680 |
Ghi chú | Học bạ; Điểm Toán*2 | Tốt nghiệp THPT | Xét học bạ | Toán*2 |
3. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Kỹ thuật cơ điện tử
Với tiến trình phát triển kinh tế thần tốc như hiện nay, đa phần các doanh nghiệp trong nước cũng như các xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài đều đã đưa vào sử dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại ứng dụng công nghệ của các nước công nghiệp phát triển. Vậy nên nhu cầu nhân lực cho ngành Kỹ thuật cơ điện tử ngày càng có chiều hướng gia tăng cùng cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như sau:
- Nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Điện tử – Tự động hóa – Cơ điện tử, các Khu công nghệ cao, Viện Ứng dụng công nghệ, …; giảng viên hoặc nghiên cứu viên tại các trường Đại học có chuyên ngành cơ khí – cơ điện tử trong nước tại Các Viện, Trung tâm nghiên cứu, trường Đại học
- Kỹ sư thiết kế, bảo trì, vận hành kỹ thuật ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp như dây chuyền lắp ráp ô tô, các nhà máy chế biến thực phẩm, dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, tự động hóa phục vụ hàng không, nhà máy điện, dây chuyền sản xuất các thiết bị điện tử dân dụng, các loại robot …tại các doanh nghiệp
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng nhằm cung cấp giải pháp công nghệ theo yêu cầu của khách hàng là các đơn vị sản xuất kinh doanh hoặc hành chính sự nghiệp tại Các doanh nghiệp tư vấn kỹ thuật, kinh doanh thiết bị cơ khí – cơ điện tử hoặc chuyển giao công nghệ
- Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật hoặc giới thiệu sản phẩm cho các tập đoàn sản xuất thiết bị cơ khí – cơ điện tử.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ như trên của Hocmai.vn đã giúp các bạn định hình rõ hơn về ngành Kỹ thuật cơ điện tử nói chung cũng như ngành Kỹ thuật cơ điện tử của trường ĐH Tôn Đức Thắng nói riêng, qua đó có thể đưa ra được những phương hướng phù hợp cho bản thân mình nha!