Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)
Review ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa – Đại học Thủy Lợi (TLU): Nơi khởi nguồn những công việc ổn định, lâu dài trên quy mô thế giới.
Bạn có mơ ước vào một ngày của tương lai, tự mình sẽ tạo ra được một con robot thông minh để phục vụ cho cuộc sống hay muốn trở thành muốn người trực tiếp vận hành về kỹ thuật các nhà máy nhiệt điện, thủy điện….vậy thì hãy đến với ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa của trường Đại học Thủy Lợi.
Mục lục
1. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Control and Automation Engineering) là một ngành học chuyên về sự bùng nổ trong công nghệ thông tin, nghiên cứu, đào tạo về cách thức vận hành của các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất mang tính tự động hóa trong công nghiệp, các cách thức điều khiển, chế tạo và thiết kế robot…
2. Đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa – Đại học Thủy Lợi (TLU)
Chương trình đào tạo với hình thức hiện đại, tiên tiến, tiếp cận với sự phát triển của xã hội theo các hướng nghiên cứu như:
– Nghiên cứu điều khiển thiết bị bằng mô hình dự báo với hệ phi tuyến
– Tối ưu hoạt động của những hệ thống kỹ thuật: Bài toán về quản lý tối ưu các áp lực (Optimal Pressure Management- OPM) qua cách tối ưu các hoạt động của những trạm bơm đã được vận dụng cho hệ thống mạng cấp nước ở thành phố Thái Nguyên.
– Triển khai tích hợp các hệ thống tự động hóa của thế hệ thứ 4 (Industry version 4.0)
– Hướng nghiên cứu về điều khiển truyền động của ô tô điện
– Điều khiển bền vững đối với hệ xe tự cân bằng ( có tên tiếng Anh là Robust control of wheeled inverted pendulum)
Với mục tiêu là đào tạo ra các kỹ sư vừa có tư duy, vừa có trình độ chuyên môn cao, ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa của TLU luôn không ngừng phát triển về các mặt như: nguồn nhân lực, giáo trình, học liệu, cơ sở vật chất.
Đội ngũ giảng viên của ngành hiện nay gồm các Tiến sĩ, Thạc sĩ đã được đào tạo một cách bài bản ở các trường tiên tiến cả trong nước lẫn thế giới như: Mỹ, Đức, trường Đại học Bách khoa Hà nội.
Nhà trường luôn trang bị cho ngành học đầy đủ phòng thí nghiệm trọng tâm về tự động hóa và điều khiển bao gồm giám sát công nghiệp và hệ điều khiển như SCADA, DCS, PLC S7-400, PLC S7-1200 của hãng Siemens; hệ thống trong điều khiển robot, quá trình, điều khiển truyền động điện, hay hệ thống nhúng…. Từ đó sinh viên có cơ hội tiếp cận, thực hành với các thiết bị thực tế sử dụng trong công nghiệp.
Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hợp tác với nhiều tổ chức, đơn vị trong nước cũng như quốc tế như: Trường Đại Kỹ thuật Thái nguyên, Trường Đại học Bách Khoa, TU Ilmenau (Đức)
Nhà trường, khoa luôn tạo ra nhiều cơ hội đến cho sinh viên để các bạn được phát triển không chỉ kiến thức chuyên môn mà cả kỹ năng mềm qua các hoạt động của nhà trường, khoa, hội sinh viên lên chương trình tổ chức. Đồng thời các bạn sinh viên có cơ hội nhận nhiều học bổng nhằm hỗ trợ học tập không chỉ từ khoa, nhà trường mà còn ở các doanh nghiệp, công ty liên kết với nhà trường, khoa.
Hơn nữa, các bạn còn có cơ hội du học và làm việc ở nước ngoài như Nhật, Hàn, Đài Loan qua chương trình trao đổi sinh viên. Từ đó, cơ hội về phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường tươi sáng và rộng mở hơn.
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa – Đại học Thủy Lợi (TLU)
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1) | Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá | 28 | 25.41 | 25 | 24.51 | 24.1 |
Ghi chú | Học bạ | Tốt nghiệp THPT; Điểm Toán: >=8.0; TTNV<=4 | Tiêu chí phụ 1 Điểm Toán ≥ 8 | Học bạ | Điểm thi TNTHPT kèm tiêu chí phụ |
4. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở rất nhiều vị trí như:
– Làm việc trong các Trung tâm nghiên cứu, Viện, trường Đại học với các công việc cụ thể là:
– Giảng viên hay nghiên cứu viên trong các trường Đại học đào tạo ngành Điều khiển tự động.
– Nghiên cứu viên trong các Viện Nghiên cứu tin học – Điện tử- Tự động hóa, Trung tâm thiết kế về vi mạch, Viện Ứng dụng công nghệ, Khu công nghệ cao, …
– Làm việc cho các doanh nghiệp sản xuất cả trong nước và ở nước ngoài trong mọi các lĩnh vực như:
+ Kỹ sư thiết kế, bảo trì, vận hành kỹ thuật trong các dây chuyền về sản xuất hiện đại như dây chuyền tự động hóa trong phục vụ hàng không, lắp ráp ô tô, nhà máy điện, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu trong xây dựng, sản xuất thiết bị điện tử về dân dụng,…
+ Tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kinh doanh các thiết bị tự động.
+ Chuyên viên thiết kế, tư vấn, phân tích và mô phỏng để cung cấp các giải pháp công nghệ phù hợp yêu cầu khách hàng.
+ Nhân viên hỗ trợ về kỹ thuật hay giới thiệu sản phẩm của các tập đoàn về sản xuất các thiết bị tự động uy tín ở trong nước cũng như thế giới ( ABB, Siemens, Bosch, Schneider,…).
Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, các bạn có thể làm các vị trí trên trong: các tập đoàn viễn thông lớn như Alcatel, Ericsson, Siemens, …Các tập đoàn trong sản xuất các thiết bị điện tử laptop, dân dụng, desktop, … như, Sony, Samsung, LG, HP, Toshiba, …Những công ty thiết kế về chip điện tử: Renesas, Intel, … Hoặc làm cho các công ty chuyên cung cấp thiết bị, các giải pháp Viễn thông phục vụ các Viện nghiên cứu, doanh nghiệp: Siemens, Rohde & Schwarz, Tektronix, Keysight Technologies, …
Đây là một số thông tin về ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa của trường Đại học Thủy Lợi. Hy vọng những thông tin này sẽ mang lại sự hữu ích cho các bạn học sinh lớp 12.
- Review trường Đại học Thủy Lợi (TLU) – “Ông trùm” tiên phong trong các hoạt động phong trào Thủ đô
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - Đại Học Tôn Đức Thắng
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
- Kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp (Kỹ thuật xây dựng) - Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)
- Kỹ thuật điện tử - viễn thông - Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)