Chuyên ngành Marketing - Đại Học Hà Nội
Review Ngành Marketing tại đại học Hà Nội (HANU): Ngành học chưa bao giờ ngừng “hot”
Trong thời đại hội nhập và phát triển, thị trường kinh doanh trong và ngoài nước càng diễn ra một cách sôi động với hàng loạt thương hiệu nổi bật. Để tạo nên sự khác biệt và đẩy mạnh xúc tiến bán hàng thì khâu Marketing được xem như giải pháp tối ưu cho bài toán cạnh tranh này. Vậy Marketing là gì? Học Marketing học những gì?…chúng ta cùng tìm hiểu tại bài viết này nhé.
Mục lục
1. Ngành Marketing là gì?
Marketing được hiểu đơn giản là tiếp thị nhằm giúp kết nối người bán và người mua. Ngành Marketing là ngành học đào tạo các hoạt động hướng tới khách hàng liên quan đến tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu,… nhằm thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng và trở thành cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với các khách hàng mục tiêu.
Sinh viên khi theo học ngành Marketing sẽ được đào tạo một cách hệ thống các kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại bao gồm Nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…Từ đó, sinh viên sẽ có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng, biết hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả, nhạy bén nhận biết cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh,…
Học ngành Marketing tại các trường đại học, sẽ bao gồm các chuyên ngành như: Marketing thương mại, Quản trị Marketing, Quản trị thương hiệu, Quảng cáo, Truyền thông marketing.
2. Ngành Marketing tại Đại học Hà Nội có gì đặc biệt?
Sinh viên học ngành Marketing tại Đại học Hà Nội sẽ có 4 lợi thế “cạnh tranh” của chương trình đào tạo:
– Kiến thức Marketing chuẩn quốc tế và ứng dụng thực tiễn Việt Nam: Chương trình cử nhân Marketing được xây dựng một cách khoa học, các học phần được sắp xếp đào tạo từ cơ bản đến nâng cao trong 04 năm học. Giáo trình học được chọn lọc kỹ lưỡng, tối ưu hóa từ Anh và Mỹ để phù hợp với thực tế nhu cầu thị trường nhân lực Marketing tại Việt Nam.
– Kỹ năng toàn diện: Sinh viên được học các kiến thức chuyên ngành liên quan đến Nghiên cứu thị trường, Hiểu về hành vi người tiêu dùng, Phân tích đối thủ cạnh tranh, Lập chiến lược Marketing, Vận hành Marketing trực tuyến…và kỹ năng mềm như Kỹ năng Thuyết trình, Làm việc nhóm, Viết báo cáo, Lập kế hoạch…Việc đào tạo xen kẽ các kỹ năng sẽ giúp người học phát huy toàn diện khả năng học tập và ứng dụng thực tế.
– Ngoại ngữ vượt trội: Trong suốt 04 năm học, sinh viên được rèn luyện khả năng sử dụng tiếng Anh điêu luyện và chuyên nghiệp qua nhiều hoạt động như đọc hiểu giáo trình, nghe giảng, thuyết trình, phản biện, làm việc nhóm, viết báo cáo, vượt qua các kỳ kiểm tra đánh giá…Đây là lợi thế vô cùng lớn của sinh viên Đại học Hà Nội mà sinh viên nhiều trường khác chưa có được.
– Thái độ học tập hướng tới sự đam mê nghề nghiệp: Phương pháp giảng dạy không hề khô khan, cứng nhắc mà còn luôn luôn tiếp lửa đam mê cho sinh viên theo đuổi, chủ động tìm hiểu, kiến thức mới, nghiêm túc và hết mình trong học tập cũng như công việc.
Hầu hết, đội ngũ giảng viên đều được đào tạo tại nước ngoài như Mỹ, Anh, Úc và châu Âu với trình độ Tiến sĩ và Thạc sĩ cùng các chuyên gia về Marketing có uy tín của Việt Nam.
Nội dung chương trình đào tạo Cử nhân Marketing:
– Thời gian đào tạo: 04 năm
– Ngôn ngữ giảng dạy:Tiếng Anh
– Tổng số tín chỉ: 148 tín chỉ
3. Điểm chuẩn ngành Marketing tại Đại học Hà Nội
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Hà Nội | Marketing | Marketing | 17.06 | 35.05 | 16.95 | 34.63 | 36.63 |
Ghi chú | Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM | Tốt nghiệp THPT; Điểm ngoại ngữ x2 | TN THPT | Điểm thi TN THPT (dạy bằng tiếng anh) |
4. Ngành Marketing ra trường làm gì?
Trong thị trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay, một chiến lược Marketing toàn diện là khâu vô cùng quan trọng. Điều này dẫn đến nhu cầu chiêu mộ những Marketers có năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng cao với sự thay đổi của môi trường Marketing, đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số.
(Ảnh Quản trị Marketing – Digital Marketing)
Chuyên ngành cử nhân Marketing của Đại học Hà Nội mở ra nhiều sự lựa chọn về con đường sự nghiệp và lĩnh vực chuyên sâu phù hợp với điểm mạnh và đam mê của mỗi người. Sinh viên khi ra trường có thể đảm nhiệm các vai trò trong các lĩnh vực cụ thể trong ngành như:
– Quản trị Marketing (Digital Marketing), Marketing mạng xã hội (Social Media Marketing); Marketing nội dung (Content Marketing); Marketing bằng công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing).
– Quản trị quảng cáo và xúc tiến thương mại (Advertising & Promotions); Quản trị bán hàng (Sales Management).
– Quản trị quan hệ công chúng (Public Relations); Truyền thông marketing (Marketing communication); Quản trị thương hiệu (Brand Management); Quản trị trải nghiệm khách hàng (Customer Experience).
– Nghiên cứu và phân tích thị trường (Market Research & Analysis); Nghiên cứu insights khách hàng (Customer Insights Market Research).
Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình chọn ngành, chọn nghề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
- Review Đại học Hà Nội (HANU) – Nôi đào tạo ngoại ngữ, chắp cánh ước mơ vươn tầm thế giới
- “Tất tần tật” về ngành Marketing – “Sức hấp dẫn không thể chối từ” với Gen Z
- Marketing - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Marketing - Đại Học Tài Chính Marketing
- Ngôn ngữ Italia - Đại Học Hà Nội
- Quan hệ công chúng - Đại Học Hà Nội