Chuyên ngành Ngôn ngữ Đức - Đại Học Hà Nội
Review ngành Ngôn ngữ Đức_Đại học Hà Nội (HANU): Cái nôi đào tạo tiếng Đức đầu tiên trên cả nước
Nhắc đến một trong những nơi đào tạo ngôn ngữ chất lượng nhất miền Bắc, cái tên Đại học Hà Nội chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều bạn trẻ. Bài viết này chúng ta sẽ cùng khám phá một ngành học ngoại ngữ đang ngày càng được các bạn sinh viên quan tâm – ngành Ngôn ngữ Đức.
Mục lục
1. Ngành Ngôn ngữ Đức là gì?
Ngôn ngữ Đức là ngành học đào tạo, nghiên cứu và sử dụng tiếng tiếng Đức nhằm phục vụ cho các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Sinh viên khi theo học ngành ngôn ngữ Đức sẽ được trang bị kiến thức liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa, con người, kinh tế, xã hội tại đất nước đó. Sau khi ra trường, sinh viên hoàn toàn có đủ năng lực chuyên môn và kỹ năng liên quan đến tiếng Đức để bắt đầu công việc và dự án của mình.
2. Ngành Ngôn ngữ Đức tại Đại học Hà Nội?
Từ những năm 50 của thế kỷ trước, Tiếng Đức đã được dạy và học ở Việt Nam. Hằng năm, Cộng hoà Dân chủ Đức đã nhận trên dưới 150 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam sang học tập và bồi dưỡng chuyên môn. Để trang bị kiến thức cho số sinh viên này, Trường đại học Hà Nội đã vinh dự được Nhà nước gửi gắm là nơi đào tạo tiếng Đức đầu tiên trên cả nước.
Thời gian đào tạo hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Đức tại Đại học Hà Nội là 4 năm, với ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Đức. Sinh viên có thể chọn lựa định hướng Biên – phiên dịch hoặc định hướng sư phạm, đều được đào tạo trong 154 tín chỉ.
Hiện nay, tổng số sinh viên theo học là 350 – 400 sinh viên cùng 19 cán bộ giảng viên hữu cơ trong đó có 01 tiến sĩ, 02 nghiên cứu sinh, 14 thạc sĩ, 02 cử nhân đang học thạc sĩ); 01 chuyên gia người Đức, 01 Trợ lý ngôn ngữ người Đức do Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) phái cử; 05 giảng viên thỉnh giảng. Các thầy cô giáo trong Khoa ngôn ngữ Đức đều là những người nhiệt huyết giàu kinh nghiệm, 100% đào tạo tại nước ngoài, thường xuyên đào tạo ngắn hạn tại các trường đại học danh tiếng ở Đức. Trong quá trình giảng dạy thường xuyên có sự hỗ trợ từ thực tập sinh người Đức, Áo cùng các hoạt động dự án cho sinh viên.
Sinh viên theo học Ngành Ngôn ngữ Đức tại Đại học Hà Nội sẽ có cơ hội nhận học bổng học tập và nghiên cứu 8 tuần tại trường ĐHTH Gießen – CHLB Đức (Chương trình GIP); học bổng DAAD tham dự Khoá học hè và trại hè tại Đức và khu vực Đông Nam Á. Sinh viên hoàn thành xong chương trình học có cơ hội thực tập tại các tổ chức của Đức, Áo tại Việt Nam cũng như tại các cơ quan, tổ chức là đối tác của Khoa (viện FES, viện Goethe Hà Nội, Tổ chức DAAD, Đại sứ quán Đức, Đại sứ quán Áo, Tâm Travel, Asiatica Travel…);Học bổng của Trường Đại học Hà Nội, của các tổ chức quốc tế và tổ chức của Đức (DAAD, WUS…); Chương trình trao đổi sinh viên tại ĐHTH Ramkhamhaeng,..
Nhằm phát huy tối đa chất lượng giáo dục ngành ngôn ngữ Đức, trường Đại học Hà Nội đã đầu tư một cách tỉ mỉ cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên. Cụ thể như:
– Hệ thống thư viện lớn với nhiều đầu sách và tài liệu liên quan đến tiếng Đức, được sự tài trợ từ các tổ chức DAAD, WUS, Viện Goethe, Đại sứ quán Đức, Áo, Thụy Sĩ…
– Hệ thống phòng học thực hành tiếng Đức được trang bị hiện đại do Viện Friedrich-Erbert (FES), CHLB Đức tài trợ và được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2018.
– Phòng đa chức năng bao gồm với 15 máy tính, phòng luyện âm với 30 máy tính đảm bảo việc đào tạo chất lượng cao.
Trường phân thành các khu riêng biệt như Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Đức, Phòng Văn hóa Hessen, Phòng Văn hóa Áo giúp sinh viên dễ dàng học tập, nghiên cứu và tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa, con người của các nước nói tiếng Đức.
3. Điểm chuẩn Ngành Ngôn ngữ Đức tại Đại học Hà Nội
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | |
---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Hà Nội | Ngôn ngữ Đức | Ngôn ngữ Đức | 33.96 | 16.05 | 33.48 | 35.53 |
Ghi chú | Tốt nghiệp THPT; Điểm ngoại ngữ x2 | TN THPT | Điểm thi TN THPT |
4. Ngành Ngôn ngữ Đức ra trường làm gì?
Ngành Ngôn ngữ Đức đang trở thành ngành học nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn cũng bởi tiếng Đức là ngôn ngữ chính của gần 100 triệu người trên thế giới, trải rộng khắp các nước như Đức, Áo, Thụy Sĩ và Hà Lan. Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học sẽ ứng tuyển vào các vị trí như:
– Biên phiên dịch tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhà nước hoặc tư nhân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, khoa học công nghệ, kỹ thuật và đời sống; hoặc tại nhà xuất bản, tòa soạn.
– Thư ký, trợ lý giám đốc tại các doanh nghiệp, công ty liên doanh. Trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh.
– Hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên tư vấn du lịch chuyên phục vụ khách Đức. Bên cạnh đó, có thể mở công ty du lịch, khai thác và xây dựng sản phẩm du lịch.
– Nhân viên Marketing: Cập nhập những thông tin chính trị, kinh tế, văn hóa của thị trường Đức để áp dụng các chiến dịch marketing của công ty, doanh nghiệp một cách hiệu quả.
– Giảng dạy tiếng Đức tại các trường đại học, trung tâm đào tạo học viên, sinh viên muốn theo học tiếng Đức.
Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp các em hiểu hơn về ngành Ngôn ngữ Đức và có sự chọn lựa đúng đắn trong định hướng nghề nghiệp của bản thân mình.