Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | October 8, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Quốc tế học - Đại Học Hà Nội

Review ngành Quốc tế học Đại học Hà Nội (HANU): Sứ mệnh cao cả kết nối dân tộc

Trong thời đại Việt Nam đang ngày càng hội nhập, nhu cầu về nguồn nhân lực đảm nhiệm vai trò kết nối giữa các quốc gia trên thế giới là rất lớn. Ngành Quốc tế học ra đời như để giải quyết vấn đề cấp thiết và quan trọng này. Bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Ngành Quốc tế học tại trường Đại học Hà Nội có gì đặc biệt nhé.

Ngành Quốc tế học

1. Quốc tế học là ngành gì?

Quốc tế học là ngành học về kiến thức ngoại giao và đối ngoại, nghiên cứu các kiến thức liên ngành dựa trên các khoa học khác như chính trị, xã hội, luật, truyền thông, nhân văn,…trong đó kiến thức trọng tâm nghiên cứu là các vấn đề tồn động trong quá khứ và hiện tại; các lĩnh vực đời sống, xã hội, hòa bình, xung đột của các quốc gia trên thế giới.

Sinh viên khi học ngành Quốc tế học sẽ được trang bị các kiến thức như:;

– Kiến thức về quan hệ quốc tế, lịch sử và văn hóa, lý luận lịch sử của các quốc gia trên thế giới, kiến thức về luật quốc tế,…

– Các kiến thức về kỹ năng ngoại giao, nghiệp vụ ngành quốc tế học.

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Quốc tế học cần phải có phẩm chất đạo đức và chính trị tốt, đáp ứng yêu cầu tối thiểu khi làm việc trong các cơ quan, tổ chức về hoạt động đối ngoại của nước ta.

2. Ngành Quốc tế học tại Đại học Hà Nội có gì đặc biệt?

Với hệ thống giảng dạy từ chương trình học tiên tiến, ngành Quốc tế học tại Đại học Hà Nội được chia thành hai phần nội dung chính bao gồm:

– Hệ thống kiến thức đại cương giúp các em sinh viên có nền tảng vững chắc về ngành này, cũng như phần nào cảm nhận, yêu thích ngành học Quốc tế học.

– Các môn chuyên ngành thuộc ngành Quốc tế học giúp sinh viên hiểu sâu về ngành và các kiến thức chuyên môn phục vụ công việc sau này.

Ngoài ra, sinh viên cần học sâu về lịch sử để có thể hiểu rõ về một đất nước nào đó, từ đó bạn mới có thể làm tốt trọng trách kết nối giữa hai đất nước.

Đặc biệt, ở bất kỳ ngành học nào sinh viên Đại học Hà Nội cũng sẽ được trau dồi kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh để có thể dễ dàng giao lưu và hội nhập thế giới.

Ngành Quốc tế học tại Đại học Hà Nội có 04 định hướng cho sinh viên theo học:

– Định hướng Quan hệ quốc tế

– Định hướng Kinh tế quốc tế

– Định hướng Nghiên cứu phát triển

– Định hướng chính sách công

Trong quá trình học, sinh viên được tham gia các khóa tập huấn kỹ năng mềm, kỹ năng tìm kiếm việc làm do Nhà trường và Khoa tổ chức. Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình kiến tập, thực tập, dự án phát triển cộng đồng quốc tế cùng các bạn sinh viên nước ngoài.

Sau khi hoàn thành xong chương trình học, sinh viên có thể tiếp tục học Thạc sĩ trong và ngoài nước.

Hiện này trường Đại học Hà Nội có gần 300 sinh viên đang theo học ngành Quốc tế học, bao gồm cả sinh viên nước ngoài như Mỹ, Úc, Áo, Thụy Điển,…Sinh viên được học trong môi trường năng động, tự tin, hội nhập đa văn hóa, chủ động tìm kiếm và tham gia nhiều chương trình ngoại khóa như từ thiện, câu lạc bộ, giao lưu hoặc trao đổi sinh viên với các trường Đại học và ngoài nước. Sinh viên nhận các học bổng toàn phần và bán toàn phần của Nhà trường dành cho sinh viên học giỏi và sinh viên thuộc diện chính sách, sinh viên có thể nhận được học bổng từ các tổ chức, doanh nghiệp, chương trình trao đổi sinh viên của châu Âu như Erasmus+.

3. Điểm chuẩn Ngành Quốc tế học tại Đại học Hà Nội

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Hà Nội Quốc tế học Quốc tế học 33.4832.8835.2
Ghi chú

Tốt nghiệp THPT; Điểm ngoại ngữ x2

TN THPT
DẠY BẰNG TIẾNG ANH

Điểm thi TN THPT ( dạy bằng tiếng anh)

4. Ngành Quốc tế học ra trường làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đủ kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ để tham gia vào thị trường chất lượng cao liên quan đến ngành Quốc tế học tại Việt Nam và nước ngoài. Sinh viên có thể tham khảo những vị trí như:

– Công tác đối ngoại tại các cơ quan ngoại giao ở trung ương và địa phương, các vụ hợp tác quốc tế thuộc các cán bộ, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan an ninh, quốc phòng, các cơ quan truyền thông, báo chí (VOV,VTV,…)

– Nghiên cứu giảng dạy về các vấn đề quốc tế tại các trường đại học, các viện nghiên cứu.

– Ngoài ra, có thể làm tại các bộ phận liên quan đến truyền thông đối ngoại, marketing, PR,…của các công ty.

Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình chọn ngành, chọn nghề phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân mình.

Tin tức mới nhất