Chuyên ngành Quản trị du lịch và lữ hành - Đại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Review ngành Quản trị du lịch và lữ hành trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL): Ngành cho người mê “dịch chuyển”
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, Quản trị du lịch và lữ hành được xem là ngành “công nghiệp không khói” rất giàu tiềm năng. Đây chính là cơ hội và cánh cửa mới cho các bạn trẻ năng động, có đam mê “dịch chuyển” được theo đuổi đam mê của mình. Bài viết dưới đây sẽ review “tất tần tật” về ngành Quản trị du lịch và lữ hành tại UEL để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này và có thêm cơ sở để đưa ra quyết định nghề nghiệp tương lai của mình nhé!
Mục lục
1. Ngành Quản trị du lịch và lữ hành là gì?
Mã ngành: 7340101_415
Hiểu theo cách đơn giản thì ngành Quản trị du lịch và lữ hành (Tourism and Travel Management) là ngành học đào tạo các hoạt động liên quan đến du lịch và lữ hành, bao gồm quá trình điều hành và quản lý du lịch, thiết kế các chương trình du lịch, phân công nhiệm vụ công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, tiếp nhận thông tin và phối hợp với các cơ quan, bộ phận chức năng để giải quyết các phát sinh,… Ngành Quản trị du lịch và lữ hành được xem là ngành “công nghiệp không khói” rất giàu tiềm năng trong xu hướng toàn cầu hóa.
2. Học ngành Quản trị du lịch và lữ hành tại UEL như thế nào?
Quản trị du lịch và lữ hành là một ngành mới mở ở UEL vào năm học 2019 – 2020 nhưng đã thu hút rất nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được học và nghiên cứu về văn hóa, địa lý du lịch, tập quán và tâm lý của du khách cả trong và ngoài nước, các kỹ năng nghiệp vụ về thiết kế tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch, hướng dẫn du lịch, quản lý và điều hành tour… Ngoài ra, sinh viên còn được học các môn học chuyên ngành với kiến thức chuyên sâu về Kinh tế du lịch, Marketing du lịch, Văn hóa du lịch, Văn hóa tổ chức, Quản trị sự kiện, PR và truyền thông cho sự kiện, Quản trị lữ hành, Du lịch tôn giáo – tín ngưỡng, Phong tục – tập quán – lễ hội – truyền thống, Thiết kế và phát triển các sản phẩm du lịch và lữ hành, Hướng dẫn du lịch, Địa lý du lịch…
Ngoài giờ học trên giảng đường, sinh viên còn được tham gia rất nhiều chuyến tham quan thực tế tại các điểm đến, các khách sạn lớn, các công ty lữ hành để được trải nghiệm và hiểu rõ hơn về công việc của mình sau khi tốt nghiệp.
Thời gian đào tạo ngành Quản trị du lịch và lữ hành tại UEL kéo dài trong 4 năm, được chia làm 8 học kỳ.
Khối lượng kiến thức đào tạo toàn khóa của ngành là 130 tín chỉ với các học phần chính gồm: Tổng quan về du lịch; Địa lý du lịch; Kinh tế du lịch; Quản trị sản xuất và dịch vụ; Marketing du lịch; Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch; Tuyến điểm du lịch Việt Nam; Quản trị nhà hàng, khách sạn; Quản trị lữ hành; Quản trị chiến lược; Quản trị nguồn nhân lực; Luật du lịch; Kĩ năng thuyết trình du lịch; Quản lí và tổ chức sự kiện du lịch; Du lịch nghỉ dưỡng / sinh thái / văn hóa; Quản trị ẩm thực; Quản trị thương hiệu; Quản trị truyền thông; Thiết kế và phát triển sản phẩm du lịch lữ hành; Tiếng anh chuyên ngành du lịch.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Quản trị du lịch và lữ hành tại UEL trong bảng dưới đây:
Khung chương trình đào tạo ngành Quản trị du lịch và lữ hành của UEL
3. Điểm chuẩn ngành Quản trị du lịch và lữ hành của UEL
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2024 | 2023 | 2022 | 2021 | |||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM | Quản trị du lịch và lữ hành | Quản trị kinh doanh | 25.33 | 823 | 766 | 24.56 | 775 | 25.15 | 24.8 |
Ghi chú | Tốt nghiệp THPT | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM | Tốt nghiệp THPT | Điểm thi TN THPT |
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản trị du lịch và lữ hành sau khi tốt nghiệp UEL
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), toàn ngành Quản trị du lịch và lữ hành mỗi năm cần thêm khoảng 40.000 nhân lực. Tuy nhiên, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành này mỗi năm rơi vào khoảng 15.000 sinh viên, trong đó chỉ có khoảng 12% là có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Chính vì vậy mà nhu cầu về nhân lực chất lượng cao ngành Quản trị du lịch và lữ hành tăng trưởng rất mạnh mẽ, điều này là cơ hội rất lớn cho sinh viên tốt nghiệp ngành học này tại UEL có thể lựa chọn được một công việc phù hợp với mức lương khởi điểm vô cùng hấp dẫn cùng với chế độ đãi ngộ tốt.
Cụ thể, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị du lịch và lữ hành có 3 nhóm nghề chính sau:
Nhóm 1: Làm hướng dẫn viên du lịch, tổ chức sự kiện, hội nghị, thiết kế tour, chuyên viên kinh doanh, phát triển các sản phẩm du lịch tại các khách sạn, doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch; Làm quản trị hoạt động du lịch tại các điểm đến, các di sản, các khu vui chơi giải trí, các doanh nghiệp lữ hành; Làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch như Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch hoặc tại các tổ chức phi chính phủ như các hội và hiệp hội du lịch… Khi đã có kinh nghiệm, có thể làm lên các chức vụ cao hơn như quản lý, trưởng phòng, giám đốc.
Nhóm 2: Tự thành lập doanh nghiệp và làm chủ.
Nhóm 3: Làm giảng viên và nghiên cứu viên tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo, báo chí, bảo tàng, các viện và trung tâm nghiên cứu về du lịch và khách sạn.
Như vậy, bài viết “Review ngành Quản trị du lịch và lữ hành trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL): Ngành cho người mê “dịch chuyển” đã cung cấp thông tin nhìn khá đầy đủ về ngành Quản trị du lịch và lữ hành tại UEL. Hy bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn ngành học tương lai cho bản thân mình.
- Review trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL): Cứ đi học là có “bồ”
- Review ngành Quản trị kinh doanh – Vừa ra trường đã làm “sếp?
- Quản trị kinh doanh - Học Viện Ngân Hàng
- Quản trị kinh doanh - Đại Học Tài Chính Marketing
- Quản trị kinh doanh - Đại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Luật dân sự - Đại học Kinh Tế – Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM