Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại - Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)
Review chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại trường Đại học Ngoại thương (FTU): Giữ vững chỗ đứng giữa những ngành học mới
Ngành Tiếng Pháp thương mại tại trường Đại học Ngoại thương không chỉ chuyên mônvề ngôn ngữ Pháp, mà còn cung cấp các kiến thức thuộc lĩnh vực kinh tế, do đó sinh viên có thể làm nhiều ngành nghề khác nhau chứ không chỉ bó buộc trong các ngành liên quan tới tiếng Pháp. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về chuyên ngành này trong bài viết sau nhé!
Mục lục
1. Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại là gì?
Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại tại trường Đại học Ngoại thương (FTU) đào tạo cho sinh viên sử dụng thành thạo, có thể giao tiếp tiếng Pháp chuyên ngành kinh tế, nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh quốc tế, những lĩnh vực vốn là thế mạnh đào tạo của trường. Bên cạnh hệ đào tạo tiêu chuẩn, chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại cũng có hệ đào tạo chất lượng cao, sinh viên có nhiều lựa chọn hơn khi xét tuyển vào chuyên ngành này.
2. Điều kiện để trở thành một tân sinh viên Tiếng Pháp thương mại
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2024 | 2023 | 2022 | 2021 |
---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc) | Tiếng Pháp thương mại | Ngôn ngữ Pháp | 26 | 26.2 | 35 | 36.75 |
Ghi chú | Điểm trúng tuyển được quy về thang điểm 30. Tổ hợp môn D03 chênh lệch giảm 0.75 điểm so với tổ hợp gốc | Điểm thi TN THPT, Tổ hợp D03 chênh lệch giảm 1 điểm so với D01 | Điểm thi TN THPT, Ngoại ngữ nhân 2 | Điểm thi TN THPT (môn ngoại ngữ nhân hệ số 2). |
3. Không biết tiếng Pháp có thể học Tiếng Pháp thương mại không?
Điều mà rất nhiều học sinh thắc mắc đó là liệu rằng bản thân chưa từng học tiếng Pháp thì có nên đăng ký nguyện vọng vào chuyên ngành này hay không? Và câu trả lời là không vấn đề gì, chuyên ngành không đòi hỏi em có vốn tiếng Pháp từ trước, em sẽ được đào tạo từ đầu trong quá trình học tập tại trường, chỉ cần em yêu thứ ngôn ngữ đầy lãng mạn này, không gì có thể ngăn cản em theo đuổi nó cả.
Theo học chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại, em được đào tạo để có thể hiểu biết và vận dụng kiến thức về thế giới quan khoa học, tư duy logic, phương pháp luận; các quan điểm đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh; các kiến thức ngôn ngữ chuyên ngành như ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng tiếng Pháp trong giao tiếp; các kiến thức thuộc lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu, các quy định pháp lý bằng tiếng Pháp; học tập và tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế chính trị, quan hệ kinh tế giữa các nước Cộng đồng Pháp ngữ; các vấn đề của doanh nghiệp như tài chính, marketing, đàm phán trong thương mại quốc tế bằng ngôn ngữ Pháp.
Bên cạnh đó, sinh viên khi ra trường có những kỹ năng cần thiết, để dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc quốc tế.
- – Tự học, tự nghiên cứu, tự chủ; khả năng ra quyết định, xử lý tình huống; tổ chức, lên kế hoạch, làm việc nhóm, quản lý, tư duy logic, phản biện,…
- – Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các vấn đề liên quan đến thương mại bằng tiếng Pháp.
- – Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch tài liệu tiếng Pháp, kỹ năng thuyết trình tiếng Pháp về các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế thương mại, đàm pháp bằng tiếng Pháp với đối tác.
- – Phân tích các vấn đề thực tiễn trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế như thị trường, thanh toán quốc tế,…
- – Kỹ năng tin học văn phòng
- – Tiếng Pháp đạt bậc 5/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
- – Thành thạo một ngoại ngữ thứ 2 (tiếng Trung, Anh, Nga, Nhật) tương đương bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
4. Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại có dễ kiếm việc không?
Không những được đào tạo ngôn ngữ Pháp, mà còn được đào tạo các kiến thức kinh tế, sinh viên chuyên ngành sau khi ra trường có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau như: biên, phiên dịch, tư vấn tiếng Pháp về các lĩnh vực liên quan đến thương mại quốc tế; chuyên viên tư vấn, giảng dạy tiếng Pháp; đảm nhận vị trí trong các lĩnh vực như: Tài chính ngân hàng, kiểm toán, marketing, bất động sản, truyền thông,… trong môi trường tiếng Pháp.
Ngoài cơ hội việc làm, sinh viên còn có thể định hướng học tập nghiên cứu sau khi ra trường. Cụ thể, trường Đại học Ngoại thương có rất nhiều chương trình trao đổi, chuyển tiếp cho sinh viên sang các trường đại học danh tiếng thế giới, hay nhận những mức ưu đãi học phí hấp dẫn từ các trường đối tác của trường. Sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại có cơ hội nâng cao trình độ tại nước Pháp thơ mộng thông qua học bổng của AUF, Đại sứ quán Pháp, học bổng vùng của Pháp.
Hy vọng bài viết “Review chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại trường Đại học Ngoại thương (FTU): Giữ vững chỗ đứng giữa những ngành học mới” mang lại cho các em những thông tin thực sự hữu ích về chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại tại Đại học Ngoại thương để có những lựa chọn phù hợp.
- Review trường Đại học Ngoại thương (FTU) – Lựa chọn hàng đầu cho giấc mơ kinh tế
- Ngôn ngữ Pháp - Đại Học Hà Nội
- Ngôn ngữ Pháp - Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
- Tiếng Nhật thương mại - Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)
- Kinh tế & Phát triển quốc tế - Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)