Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 11, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Văn học - Đại Học Sư Phạm Hà Nội

Review ngành Văn học của Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE): Ngành học năng động, cơ hội việc làm rộng mở

Ngành Văn học là gì? Học ngành này có gì thú vị? Cơ hội việc làm khi ra trường ra sao? Mọi thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp thông qua bài review về ngành Văn học của Đại học Sư phạm Hà Nội nhé. Bạn đừng bỏ lỡ những thông tin vô cùng hữu ích dưới đây. 

Văn học là ngành học năng động với cơ hội việc làm rộng mở

1. Giới thiệu về ngành Văn học 

Ngành Văn học thuộc khoa Văn học được thành lập cùng với thời gian thành lập trường  Đại học Sư phạm Hà Nội. Đây là nơi sản sinh ra rất nhiều những nhân tài văn thơ nổi tiếng của nước ta. 

Ngành Văn học đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản đến chuyên sâu về ngôn ngữ học, quy tắc sử dụng ngôn ngữ trong văn học, văn nói, văn viết nhằm phục vụ cho việc chuyên môn sau này. Đồng thời, sinh viên có các kỹ năng về: Phân tích, đánh giá, bình luận các tác phẩm văn học, để có thể có cái nhìn sâu sắc hơn về nền Văn học nước nhà. Hơn thế nữa, sinh viên được học kiến thức về lĩnh vực báo chí, truyền thông để làm quen với hoạt động biên tập, phóng viên, biên soạn.

Ngoài ra, sinh viên học ngành này sẽ được rèn luyện kỹ năng tư duy, phương pháp giảng dạy, phương pháp luận giúp nghiên cứu văn học, phương pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học và sáng tác văn học. Ngành học này thực sự phù hợp với các bạn đam mê văn học và sáng tác. 

Với các bạn học sinh quan tâm đến ngành học này thì trước tiên cần học tốt các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và ngoại ngữ theo mã ngành mà trường Đại học Sư phạm Hà Nội xét tuyển đầu vào gồm: C00, D01, D02, D03. 

2. Chương trình đào tạo 

Chương trình học của hệ cử nhân ngành Văn học sẽ có thời gian là 4 năm. Trong quá trình học sinh viên cũng sẽ được đăng ký học văn bằng 2 ngành học khác do trường Đại học Sư phạm Hà Nội đào tạo nếu đủ tiêu chuẩn. Đồng thời, sau khi tốt nghiệp hệ cử nhân các bạn có thể lựa chọn học tiếp lên các trình độ cao hơn tại trường hoặc các nền giáo dục nước ngoài. 

Khung chương trình đào tạo của ngành Văn học sẽ bao gồm khối kiến thức chung và khối kiến thức chuyên ngành với nhiều môn học thú vị được kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Chi tiết các học phần như sau: 

Chất lượng giảng của trường Đại học Sư phạm Hà Nội vẫn luôn được khẳng định qua nhiều thế hệ sinh viên thành danh. Sự thành công đó có được là nhờ vào đội ngũ giảng viên vô cùng chất lượng gồm các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ tâm huyết với nghề và có kiến thức chuyên môn uyên thâm, cũng như phương pháp giảng dạy khoa học và hiện đại. Các thầy cô sẽ truyền đạt cho sinh viên những kiến thức lý luận và thực tiễn về văn học từ cổ đại đến hiện đại, từ văn học Việt Nam đến văn học nước ngoài…

Sinh viên ngành Văn học sẽ được học tập và rèn luyện trong môi trường học tập rất thân thiện và chuyên nghiệp với các trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ được tham gia các hoạt động ngoại khóa vô cùng thú vị và sôi động của trường cũng như của khoa. Chính vì vậy, sinh viên ngành Văn học không những giỏi về văn thơ mà còn rất năng động, sáng tạo và ham học hỏi.

3. Điểm chuẩn ngành Văn học 

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Sư Phạm Hà Nội Văn học Văn học 26.525.417.115.052725.221.925.2525.4
Ghi chú

Điểm thi TN THPT, TTNV <= 5

Điểm thi TN THPT, TTNV <= 2

Điểm thi TN THPT, TTNV <= 1

Điểm thi TN THPT, TTNV <= 4

Văn: áp dụng cho thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ
Học bạ

Điểm thi TN THPT (TTNV <=3)

Điểm thi TN THPT (TTNV <=7).

4. Cơ hội việc làm khi ra trường của sinh viên ngành văn học

Hiện nay, ngành Văn học được đánh giá là một trong những ngành học năng động với cơ hội việc làm rất đa dạng. Sinh viên sau khi ra trường bạn có thể làm được nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

– Giảng viên, giáo viên dạy môn văn học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung cấp nghề. Hoặc nghiên cứu viên trong các viện và các trung tâm nghiên cứu về văn học, lịch sử. 

– Với những kiến thức và kỹ năng về báo chí đã được học các bạn hoàn toàn có đủ khả năng để trở thành phóng viên, biên tập viên tại cơ quan báo chí, truyền thông truyền hình, sáng tác kịch bản phim, kịch bản chương trình, làm MC…

– Công việc hành chính như nhân viên hành chính văn phòng, quản trị nhân sự, quản trị văn phòng, quản lý, soạn thảo văn bản hay làm thư ký, trợ lý… Nhóm công việc này được đánh giá là khá ổn định và nhiều cơ quan, doanh nghiệp tuyển dụng. 

– Biên dịch, nhà xuất bản làm công tác biên tập, biên dịch sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện tranh, thơ, văn… tại những doanh nghiệp phát hành sách, truyện.

– Trở thành những nhà văn nhà thơ, sáng tác văn, thơ, tham gia phê bình văn học, viết lời bình cho truyện.

– Nhân viên sáng tạo nội dung, quảng cáo, truyền thông, ngoại giao… cho các công ty làm trong lĩnh vực truyền thông Marketing. 

5. Gương mặt sinh viên tiêu biểu

Có thể nói rằng ngành Văn học – Khoa Văn học của Đại học Sư phạm Hà Nội là cái nôi đào tạo ra rất nhiều nhân tài cho đất nước. Với những giáo sư, tiến sĩ, nhà thơ, nhà báo, lãnh đạo giữ các vị trí quan trọng trong cơ quan, đơn vị của Nhà nước như: 

– GS.NGND Nguyễn Đình Chú sinh viên khóa 1 khoa Văn học. 

– Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tốt nghiệp năm 1964, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin. 

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cựu sinh viên khoa Văn học – HNUE, tác giả bài thơ “Đất Nước”

– Lê Hữu Tỉnh sinh viên K19, Nguyên P.Tổng biên tập NXB GDVN.

– ThS Phạm Sỹ Cường sinh viên K41, THPT Chuyên, ĐHSP Hà Nội.

– ThS. Trần Đăng Nghĩa sinh viên K38, P.Phòng Phổ thông, SGĐT Hà Nội.

– ThS.Trần Ngọc Tăng sinh viên K17, Nguyên Phó bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh , Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Phó trưởng ban Tuyên giáo TW , Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ VN , Đại biểu Quốc hội khóa 2011-2016.

– TS Nguyễn Trọng Hoàn sinh viên K31, P.Vụ trưởng Vụ THPT, Bộ GD&ĐT.

– Vũ Mai Hoàng sinh viên K31, Phó Chủ tịch phụ trách nghiệp vụ LCH Báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Báo Thời Nay.

– Nhà báo Nguyễn Thị Hồng Minh sinh viên K50, làm việc tại Đài TH Việt Nam.

– ThS Phạm Đức Thái sinh viên K37, UV BBT, Báo Điện tử ĐCSVN. 

Qua bài review về ngành Văn học của Đại học Sư phạm Hà Nội, chắc hẳn nhiều bạn đã hiểu hơn về ngành học này rồi đúng không. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp các bạn đưa ra được quyết định chọn ngành nghề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân nhé. 

Tin tức mới nhất