Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 25, 2024

Scroll to top

Top

NHÓM TÍNH CÁCH INFJ – Người che chở (Trắc nghiệm MBTI)

1. Tổng quan về nhóm tính cách INFJ

Nhóm tính cách INFJ được ghép bởi 4 chữ sau:

– (I) Introversion: Hướng nội

– (N) iNtuition: Trực giác

– (F) Feeling: Cảm xúc

– (J) Jugement: Óc phán đoán

Là nhóm tính cách chỉ chiếm khoảng 1% dân số, INFJ được biết đến là những người khá yên tĩnh. Tuy nhiên nếu có vấn đề gì với những việc mà họ thực sự quan tâm, các INFJ sẵn sàng ý kiến rất mạnh mẽ và đấu tranh cho những điều đó. Các INFJ có nguyên tắc chỉ tin vào chính những ý tưởng của riêng mình.

INFJ thường hướng đến những người gặp khó khăn cần giúp đỡ, họ không ngần ngại tham gia vào những nơi có thảm họa thiên tai, tham gia nỗ lực vào những đội tình nguyện, đội cứu hộ để thực hiện mục đích cao cả của mình. INFJ quan niệm rằng, giải pháp tốt nhất để thế giới trở lên tốt đẹp hơn chính là loại bỏ hết những kẻ bạo lực, những kẻ được coi là “cặn bã” của xã hội và những tư tưởng đạo đức tha hóa, sai trái.

Những người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách INFJ:

– Thomas Jefferson: Cựu Tổng thống và tác giả của Tuyên ngôn Độc lập Mỹ

– Jimmy Carter: Cựu Tổng thống Hoa Kỳ

– Calvin Coolidge: Cựu tổng thống Hoa Kỳ

– Mary Wollstonecraft: Nhà triết học

– Goethe: Nhà văn nổi tiếng

– Mel Gibson: Nhà sản xuất, biên kịch, đạo diễn nổi tiếng người Mỹ

2. Nhóm tính cách INFJ trong cuộc sống

Những người thuộc nhóm tính cách INFJ thường rất sâu sắc, chu đáo và ấm áp. Họ thường che giấu cảm xúc của bản thân và ít khi thể hiện điều đó ra bên ngoài. Đó cũng là lý do khiến họ trở nên bí ẩn và khó giải mã trong mắt mọi người xung quanh. Các INFJ không thích kết bạn với quá nhiều người, nếu muốn trở thành bạn bè của INFJ, bạn phải là người có tính trung thực và chân thành, bởi INFJ rất dễ để nhìn thấu được lớp mặt nạ của người khác. Một người trung thực và thẳng thắn luôn được INFJ đề cao khi quyết định kết bạn với một ai đó.

2.1 Ưu điểm

INFJ có rất nhiều ưu điểm trong các mối quan hệ, dưới đây là một số ưu điểm điển hình:

– Ấm áp và đáng tin cậy

– Luôn nỗ lực để thành công

– Kỹ năng giao tiếp tốt dù tính cách hướng nội

– Nghiêm túc, luôn giữ nguyên tắc và cam kết của mình

– Luôn tuân theo những chuẩn mực đã được định sẵn

2.2 Nhược điểm

Một số nhược điểm cần khắc phục của các INFJ:

– Không thích sự cạnh tranh, nhạy cảm với việc bị chỉ trích

– Nếu một mối quan hệ có chiều hướng xấu đi sẽ gặp khó khăn trong việc buông bỏ

– Sống khép kín

– Đặt ra kỳ vọng và chuẩn mực quá cao cho bản thân và mọi người xung quanh.

3. Nhóm tính cách INFJ trong công việc

Việc lập kế hoạch cụ thể cho công việc là điều các INFJ thường làm

Là nhóm tính cách hướng nội, các INFJ luôn thích sự yên tĩnh và chỉ tiếp xúc với những người họ thực sự thân thiết. INFJ không thích kết giao bạn bè ở nơi làm việc quá nhiều, bởi với họ công việc và cuộc sống nên được tách rời. Tuy nhiên với những đồng nghiệp hợp cạ, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ hết mình. 

Trong công việc, các INFJ thường dùng trực giác để làm việc thay cho cảm nhận cụ thể. Họ sẽ tập trung nhìn bao quát toàn cảnh hơn là chỉ tập chung vào những điều nhỏ nhặt. Đối với các INFJ, thực tại đôi khi không quan trọng bằng tương lai, họ làm việc với mong muốn được phát triển bản thân và niềm tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Họ không thích làm những công việc mang tính bộc phát, thay vào đó việc lập kế hoạch cụ thể cho công việc là điều các INFJ thường làm. Những đặc điểm nổi bật của các INFJ trong công việc như sau:

– Trực giác nhạy bén nên có khả năng hiểu được hoàn cảnh và con người

– Có khả năng lãnh đạo

– Sống và làm việc có nguyên tắc

– Đầy lòng trắc ẩn

– Luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác

– Không ngừng sáng tạo và tìm mục đích, ý nghĩa công việc

3.1 Ưu điểm

– Quyết tâm và đầy đam mê: Đối với những điều khiến bản thân tin tưởng, các INFJ sẽ làm việc rất chăm chỉ và đầy đam mê. Họ có sự quyết tâm mà không phải ai cũng có được, điều này có thể làm cho mọi người xung quanh ngạc nhiên vì INFJ ít khi bộc lộ ra ngoài.

– Sự trắc ẩn và lòng vị tha: INFJ hiếm khi chỉ làm điều gì đó chỉ vì lợi ích của cá nhân, họ là những người ấm áp và có lòng vị tha, dễ dàng đồng cảm và tha thứ cho những sai lầm của người khác.

– Sâu sắc: INFJ luôn dễ dàng nhìn thấu động cơ của đối phương, hiếm khi bị rơi vào các chiêu trò của người bán hàng. Dù cho những người đó được biết đến là trung thực, các INFJ cũng luôn có thể nhận biết ngay. Sức mạnh này đóng vai trò như một là chắn bảo vệ tâm hồn nhạy cảm ẩn sâu trong con người họ, giúp INFJ tránh được những tổn thương, thất vọng.

– Sự quyết đoán: Nhờ sự quyết đoán kết hợp với trí tưởng tượng của bản thân, các INFJ thường dễ dàng đạt được những điều đáng kinh ngạc. Họ có thể nghĩ ra những ý tưởng thú vị mà còn có khả năng lập kế hoạch để thực hiện chúng một cách hoàn hảo.

– Có khả năng truyền cảm hứng và thuyết phục:  Mặc dù mang nét tính cách hướng nội, các INFJ luôn biết cách sử dụng ngôn từ của mình để thuyết phục người khác. Họ được biết đến với khả năng ăn nói lưu loát và sâu sắc, chỉ là với những người chưa thực sự thân thiết họ có xu hướng ít chia sẻ.

3.2 Nhược điểm

– Nhạy cảm: Những người thuộc nhóm tính cách INFJ thường dễ bị tổn thương với việc phê bình hoặc những xung đột. Họ thường phản ứng rất mạnh mẽ với những xung đột và những điều thách thức nguyên tắc và giá trị của bản thân họ.

– Lý tưởng hóa: INFJ là những người duy tâm, họ luôn làm hết sức có thể để đạt được lý tưởng và mục đích của mình. Điều này vừa tốt, vừa có thể trở thành điểm yếu nếu các INFJ áp dụng điều này vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Bởi nếu sự thật họ gặp phải không được lý tưởng như những gì kỳ vọng, họ sẽ rất dễ chán nản và bỏ cuộc.

– Khó cởi mở: Đặc trưng của INFJ là tính cách hướng nội, họ rất khó để cởi mở và làm thân với những người mới tiếp xúc. Tuy nhiên với những người đã quen thân, họ luôn nhiệt tình và sẵn lòng giúp đỡ, thậm chí có thể coi là “dốc hết tâm can” của mình.

3.3 Những công việc phù hợp với nhóm tính cách INFJ

Với những đặc trưng trong nhóm tính cách, các INFJ phù hợp với những công có vai trò hỗ trợ, có sự hỗ trợ lẫn nhau. Họ có thể hoàn thành tốt những công việc đòi hỏi sử dụng kỹ năng trực giác, với các INFJ, không có gì quan trọng hơn những nguyên tắc và giá trị của họ. Với những đặc điểm đó, những ngành/nghề được gợi ý sẽ phù hợp với nhóm tính cách INFJ như sau:

Khối ngành Sư phạm

Bác sĩ/Nha sĩ

– Nhiếp ảnh gia

Tâm lý học

Kiến trúc sư

– Thiết kế: Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang

Công tác xã hội

Quản trị kinh doanh

Quản trị nhân lực

Tin tức mới nhất