Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 12, 2024

Scroll to top

Top

Review ngành Luật: Những người bảo vệ “cán cân công lý”

Đóng vai trò giữ vững “cán cân công lý” cho đất nước, ngành Luật có những yêu cầu khắt khe trong công tác, quá trình học tập cũng vô cùng gian nan. Vậy điều gì sẽ làm em yêu và muốn gắn bó thời thanh xuân với ngành nghề đáng quý này?

(Ảnh sưu tầm)

1. Ngành Luật là …

Ngành Luật (tên tiếng Anh: Law) là ngành khoa học nghiên cứu về hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

Một số chuyên ngành của ngành Luật như:

+ Luật hình sự

+ Luật dân sự

+ Luật hành chính

+ Luật thương mại

+ Luật quốc tế

+ Quản trị – Luật

Luật pháp tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội, là yếu tố không thể thiếu trong công cuộc vận hành một đất nước, tổ chức. Đóng vai trò quan trọng như vậy nên hành trình để theo đuổi, chung sống với ngành Luật cũng không hề “trải hoa hồng”. Các em hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nó qua những phần tiếp theo sau đây nhé!

2. Ngành Luật học những gì?

Sinh viên ngành Luật được cung cấp khối kiến thức khổng lồ bao quát ở nhiều lĩnh vực. Không chỉ dùi mài kinh sử bằng những kiến thức chuyên môn ngành Luật như: Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại,… các em còn được học những kiến thức về thực tiễn môi trường pháp luật – chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến pháp luật, hay những kỹ năng nghề nghiệp vô cùng hữu ích về đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý; nghiên cứu, phân tích rủi ro pháp lý,…

Đóng vai trò như những cán cân công lý, ngành Luật yêu cầu ở người học khả năng chuyên môn cao, diễn đạt tốt, do đó chương trình học của ngành Luật cũng tích hợp nhiều tiết học thực hành, thi vấn đáp, thuyết trình,… để sinh viên rèn luyện, trau dồi kỹ năng đáp ứng những yêu cầu khắt khe của ngành nghề.

Sinh viên Luật tham gia những phiên tòa giả định (Ảnh sưu tầm)

3. Những tố chất mà một sinh viên Luật nên có

Thích đọc sách cùng một trí nhớ đỉnh cao

Học Luật thì kiểu gì các em cũng phải “cày” hết đống văn bản Luật dày cộp ấy, nên nếu không phải một người ham đọc sách và biết chắt lọc, tiếp thu những nội dung mấu chốt thì các em sẽ nản ngay khi nhìn thấy chồng sách Luật cao ngất đấy!

Đương nhiên, một trí nhớ đỉnh cao cũng là thứ “vũ khí” mạnh mẽ giúp em đương đầu với con đường học vấn. Không phải các em phải học thuộc hết văn bản Luật đâu nhé, các em cần hiểu được nội dung văn bản Luật, các mục, điều khoản áp dụng cho trường hợp nào và vận dụng vào xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hành nghề.

Khả năng diễn đạt tốt

Nếu theo đuổi ngành Luật thì khả năng diễn đạt, tranh luận là yếu tố không thể thiếu vì các em phải đứng ra lên tiếng, đấu tranh cho tiếng nói của thân chủ, cho lẽ phải hay những người yếu thế hơn trong xã hội.

Ngoài ra, trong quá trình hành nghề, các em đôi khi phải thương lượng, đàm phán, tranh luận để bảo vệ lập trường, quan điểm của bản thân. Do đó, để có thể tự tin bước đi trên con đường này, các em hãy trau dồi cho mình khả năng diễn đạt, tranh luận ngay từ bây giờ nhé!

(Ảnh minh họa)

Biết lắng nghe, năng lực ngoại giao tốt

Để khai thác thông tin phục vụ cho quá trình tranh tụng, các em cần kiên nhẫn trò chuyện, lắng nghe, tạo mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau, như vậy các em mới có được những thông tin quý giá giúp phiên tòa mang lại kết quả thành công nhất.

Với một công việc thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người, nhiều đối tượng ở đủ mọi lĩnh vực, năng lực ngoại giao là vô cùng cần thiết. Nếu ghét tiếp xúc đông người, sẽ thật khó để em có thể thích nghi với công việc này đó.

Dũng cảm, trung thực

Là một nghề nghiệp gắn liền với lợi ích của cá nhân, tổ chức, các em cần có bản lĩnh chống lại những sai phạm trong lĩnh vực pháp luật cũng như đủ tỉnh táo để giữ mình khỏi cám dỗ. Hãy trang bị cho mình một trái tim quả cảm để có thể đảm đương những trọng trách to lớn trong công cuộc giữ vững cán cân công lý nhé!

4. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Luật

Để có thể hành nghề Luật sư thì sau khi tốt nghiệp, các em phải tham gia những chương trình đào tạo Luật sư, tập sự tại các tổ chức, văn phòng luật để được cấp chứng chỉ hành nghề. Như vậy, con đường trở thành Luật sư quả thật không hề dễ dàng các em nhỉ, nhưng con đường chông gai cuối cùng cũng đến lúc nếm trái ngọt, hãy cố gắng hết mình để thực hiện giấc mơ của mình nhé!

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Luật ngày nay có cơ hội thử sức ở nhiều vị trí công việc khác nhau chứ không chỉ là làm luật sư, mức lương cũng dao động tùy theo năng lực và kinh nghiệm làm việc của từng cá nhân như:

+ Thẩm phán, kiểm soát viên, thẩm tra viên, công chứng viên, trọng tài viên, cố vấn pháp lý, chấp hành viên, chuyên viên pháp lý,…

+ Chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp trong các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp, tổ chức,…

+ Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng,… về lĩnh vực pháp luật.

Hiện nay, những sinh viên Luật mới ra trường làm việc tại doanh nghiệp sẽ có mức lương trong khoảng 4-6 triệu/tháng, nếu em có những kỹ năng và năng lực nổi bật, mức lương cao hơn với em là điều hoàn toàn có thể xảy ra nhé!

5. Học Luật ở đâu?

Để thắp sáng ước mơ học ngành Luật thì đâu mới là bến đỗ dành cho em đây? Hãy cùng tham khảo những trường đại học đào tạo ngành Luật dưới đây:

+ Đại học Luật Hà Nội

+ Khoa Luật – ĐHQGHN

+ Đại học Luật TP.HCM

+ Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TP.HCM

+ Đại học Kiểm sát Hà Nội

+ Học viện Tòa án

+ Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM,…

Các em có thể theo dõi thêm về thông tin điểm chuẩn, các trường đào tạo ngành Luật TẠI ĐÂY

Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho các em đang băn khoăn tìm cho mình một ngành nghề phù hợp. Đừng để những nỗi sợ cản bước em theo đuổi đam mê của mình, ngành Luật chắc chắn sẽ là nơi đáng để em gửi gắm thành xuân của mình đó.

Các kỳ thi, hình thức tuyển sinh thay đổi liên tục phải chăng đang khiến các sĩ tử “quay cuồng” giữa một rừng thông tin không phân biệt được đúng, sai? Đứng trước “ma trận” phương thức xét tuyển hiện nay, có lẽ bất cứ học sinh, phụ huynh nào cũng cảm thấy bối rối. Với mong muốn hỗ trợ học sinh giải quyết những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình chọn ngành, chọn trường cũng như tìm ra định hướng học tập, thi cử tối ưu nhất, HOCMAI đã ra đời Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường cùng chuyên gia. Qua đó, thí sinh và phụ huynh được trao đổi, lắng nghe những tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu của HOCMAI để chọn ra ngành học, trường đại học phù hợp nhất với điểm số, thành tích, sở thích… của bản thân.

>> THỰC HIỆN BÀI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH CHỌN NGHỀ NGHIỆP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY <<

CẤP BÁO! CÁC TEEN ĐÃ CHỌN ĐƯỢC NGÀNH CHƯA NHỈ?

Đăng ký nhận ngay lộ trình học tập, thi cử sớm từ chuyên gia hàng đầu!
– Giải pháp tư vấn toàn diện ĐẦU TIÊN giúp thí sinh nắm chắc tấm vé vào ĐH
– Định hướng chọn ngành – chọn trường BÁM sát xu hướng tuyển sinh
– Trò chuyện trực tiếp cùng chuyên gia HOT nhất với 15+ năm kinh nghiệm
>>Khám phá ngay<<

Tin tức mới nhất