Review Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội (UEB): Đại học “hoàng gia” giữa lòng Hà Nội
Không những nổi tiếng với những giảng đường đậm chất hoàng gia châu Âu, Đại học Kinh tế ĐHQGHN – UEB hẳn đã làm xiêu lòng bao thế hệ sinh viên bởi chương trình học đầy chất lượng, hướng tới những sự kiện mang tầm khu vực cũng như quốc tế. Hãy cùng khám phá xem tại UEB có gì bí ẩn mà khiến bao người mê đắm đến thế nhé!
Xem thêm: Review trường Đại học Ngoại thương (FTU) – Lựa chọn hàng đầu cho giấc mơ kinh tế
Mục lục
1. Giới thiệu
Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN (VNU University of Economics and Business, viết tắt: VNU-UEB) là một trường đào tạo Kinh tế thuộc trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trường xuất phát điểm là Khoa Kinh tế Chính trị của trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, đến tháng 9/1995 trở thành khoa Kinh tế trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN. Tháng 7/1999 là khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQGHN. Cho đến tháng 3/2007, trường chính thức được thành lập từ khoa Kinh tế và là một đơn vị trực thuộc ĐHQGHN.
Trên chặng đường xây dựng và phát triển gần 45 năm của mình, ĐH Kinh tế – ĐHQGHN trở thành một trong những trường top về đào tạo Kinh tế trên toàn quốc, chất lượng sinh viên ổn định, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, phương pháp giảng dạy bắt kịp với bối cảnh phát triển của thị trường, nhiều chương trình hợp tác quốc tế với các trường đại học danh tiếng thế giới.
2. Sinh viên nói gì về UEB?
Ở ngôi trường thừa nữ thiếu nam này, khả năng ế của sinh viên nữ là rất cao, nhưng các bạn cũng có thể tìm đến sự cứu cánh từ anh bạn nhà bên là Đại học Công nghệ ĐHQGHN.
Số lượng sinh viên ít, sinh viên không phải tham gia cuộc chiến tín chỉ như những trường khác, nên tình bạn đại học vô cùng gắn kết, không sợ cô đơn tại môi trường đại học đâu nha.
3. Dạo quanh các giảng đường UEB xem có gì nào!
UEB gồm 4 giảng đường, trong đó giảng đường E4 và CSS nằm trong khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội tại số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Đặc biệt, giảng đường E4 được tu sửa theo lối kiến trúc hiện đại, được mệnh danh là căn Penthouse của UEB.
Đương nhiên không thể không nhắc tới giảng đường Việt Úc (địa chỉ: Trường PTTH Tư thục Việt Úc, Khu Mỹ Đình 1, Từ Liêm, Hà Nội) và giảng đường 109 Hồ Tùng Mậu vô cùng xịn sò, được mệnh danh là “khách sạn 5 sao” của sinh viên UEB. Mỗi phòng học được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, môi trường nhiều cây xanh đảm bảo khiến các em không muốn “bùng” học nữa đâu vì có quá nhiều địa điểm sống ảo ở ngay chính khuôn viên trường đây rồi.
4. Các ngành đào tạo tại Đại học Kinh tế – ĐHQGHN
Tại Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, các chương trình đào tạo đều thuộc hệ chất lượng cao, đảm bảo điều kiện học tập chất lượng nhất cho sinh viên, kết hợp với đó là những sân chơi tri thức, cơ hội thực tập được hỗ trợ bởi nhà trường, và đương nhiên phần không thể thiếu cho 4 năm học tại UEB là hoạt động trao đổi sinh viên với những trường đại học hàng đầu mang tới những trải nghiệm đầy mới mẻ trên mảnh đất hình chữ S xinh đẹp này.
Vậy hãy cùng xem ở UEB, mình có thể học những gì nhé!
Ngành học | Giới thiệu | Điểm chuẩn |
Kinh tế | Sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau liên quan tới lĩnh vực kinh tế | |
Kinh tế phát triển | Nghiên cứu quá trình tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế, xu hướng trở thành những chuyên gia phân tích dữ liệu kinh tế. | |
Kinh tế quốc tế | Nghiên cứu những biến động của nền kinh tế, có thể trở thành chuyên gia phân tích kinh tế | |
Quản trị kinh doanh | Thích ứng được trong các môi trường cạnh tranh cao, bước khởi đầu của các nhà quản lý cấp cao. | |
Tài chính – Ngân hàng | Cơ hội trở thành các chuyên gia tài chính, làm việc trong các ngân hàng, công ty, tổ chức tài chính | |
Kế toán | Đào tạo chuyên môn ngành kế toán theo chứng chỉ CFAB, cơ hội làm việc, thực tập tại các doanh nghiệp lớn |
5. Học phí tại UEB có đắt không?
UEB hiện nay đang giữ mức học phí 35 triệu/năm, đây quả là một mức học phí tuyệt vời cho một chương trình chất lượng cao vô cùng xịn sò như thế này đấy!
6. Gương mặt tiêu biểu
Một nhân vật tiêu biểu của UEB mà chúng ta không thể không nhắc tới là chị Nhân Huệ, chị từng được bổ nhiệm chức Phó Giám đốc Kinh doanh của Tập đoàn Hòa Phát, sau đó tách ra cùng chồng gây dựng sự nghiệp riêng. Chị từng là sinh viên K36 Khoa Kinh tế Chính trị – Trường Đại học Tổng hợp (tiền thân của Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN ngày nay). Ngoài ra, chị là một thành viên tích cực trong hội cựu sinh viên của trường.
Bài viết “Review Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội (UEB): Đại học “hoàng gia” giữa lòng Hà Nội” vừa rồi đã đưa các em dạo quanh mọi ngóc ngách của UEB, hy vọng sẽ giúp các em có thêm lựa chọn về nơi mà mình sẽ gắn bó suốt những năm tháng đại học nhé!