Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 13, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm - Đại Học Mở TPHCM

Review ngành Công nghệ thực phẩm của Đại học Mở TP.HCM (OU): Ngành học “đắt” sinh viên nhất hiện nay 

Trong những năm gần đây ngành nghề liên quan đến lĩnh vực thực phẩm đang rất được các bạn trẻ quan tâm, đặc biệt ngành Công nghệ thực phẩm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến cho các bạn những thông tin chi tiết về ngành học này. Đừng bỏ qua nếu bạn đang tìm hiểu về ngành Công nghệ thực phẩm của Đại học Mở TP.HCM nhé. 

Học Công nghệ thực phẩm ra trường làm gì?

1. Giới thiệu ngành Công nghệ thực phẩm 

Công nghệ thực phẩm (Food Technology) là ngành học liên quan đến lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản. Ngành này ứng dụng trong lĩnh vực ăn uống, an toàn thực phẩm, thực phẩm sạch… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ các nhu cầu về ăn uống của cộng đồng.

Đây là ngành học đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm… Cũng như trang bị kiến thức về nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất; tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Học ngành này, sinh viên còn được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, các bạn còn được trang bị kỹ năng mềm cần thiết như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu..

2. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm của Đại học Mở TP.HCM

Ngành Công nghệ thực phẩm của trường Đại học Mở TP.HCM có thời gian đào tạo hệ đại học chính quy là 4 năm, tương đương với 125 tín chỉ. Mỗi năm trường tổ chức 3 học kỳ nên sinh viên hoàn toàn có thể học vượt để hoàn thành sớm chương trình học so với thời gian quy định. Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được cấp cử nhân Công nghệ thực phẩm và có thể tiếp tục học lên các trình độ cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường đại học trong nước và nước ngoài. 

Trong khung chương trình đào tạo các bạn sẽ được tiếp cận với cả khối kiến thức đại cương và kiến thức chuyên môn. Với những môn học tiêu biểu như Vi sinh vật học thực phẩm, Hóa sinh học thực phẩm, Kỹ thuật thực phẩm, An toàn vệ sinh thực phẩm, Đánh giá cảm quan thực phẩm, Dinh dưỡng người, Các quá trình và thiết bị trong công nghệ thực phẩm, Độc tố học thực phẩm, Tối ưu hóa và quy trình thực hiện, Quy trình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, Kỹ thuật phân tích thực phẩm, Các kỹ thuật hiện đại trong Công nghệ thực phẩm, Thực hành công nghệ thực phẩm, Công nghệ chiết xuất, Thực phẩm chức năng,… 

Giáo trình giảng dạy của ngành Công nghệ thực phẩm rất chú trọng yếu tố thực hành, thực tập rút ngắn tối đa khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Nhờ đó sinh viên có khả năng học tập và ứng dụng thành thạo trong công tác nghiên cứu và làm việc sau khi ra trường. 

Hỗ trợ sinh viên đạt được những thành công trong suốt quá trình học tập và làm việc phải kể đến nỗ lực của đội ngũ giảng viên vô cùng xịn sò của ngành Công nghệ thực phẩm cũng như khoa Công nghệ sinh học. Tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học là 73%, tỉ lệ Tiến sĩ là 27% và nhiều giảng viên được đào tạo sau đại học ở các nước phát triển như: Mỹ Nga, Pháp, Canada, Hà Lan, Đức, Nhật, Hàn Quốc và Singapore. Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu trường còn có lực lượng giảng viên thỉnh giảng là những nhà giáo xuất sắc của nhiều trường đại học danh tiếng, các nhà khoa học hàng đầu, các nhà quản lý giỏi trong lĩnh vực Công nghệ sinh học không chỉ cung cấp nguồn kiến thức phong phú cho sinh viên và còn giúp các bạn nắm bắt tốt thực tiễn phát triển của ngành. 

Sinh viên được học tập và thực hành trong môi trường thực tế

Ngoài môi trường học tập thân thiện, sôi động thì sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm còn được học trong các phòng học và phòng thí nghiệm hiện đại đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu cũng như ứng dụng của nó trong đời sống. Nơi các bạn sinh viên sẽ thực hiện các dự án, bài nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp. 

Hiện nay, riêng khoa Công nghệ sinh học có 08 phòng thí nghiệm gồm Sinh học phân tử, Công nghệ vi sinh, Vi sinh thực phẩm, Công nghệ thực phẩm, Nuôi cấy mô, Công nghệ tế bào, Hóa- Môi trường, Sinh hóa. Với hàng loạt các thiết bị hiện đại như: máy PCR, hệ thống điện di ngang phân tích DNA, protein 1-D và 2-D (Multiphor II), máy li tâm lạnh (Hettich – Đức), máy quang phổ kế (Bio-Rad Laboratories-Myõ), Máy Elisa (Bio-Trak 2- Anh), tủ đông sâu, tủ cấy, nồi hấp tự động, tủ BOD, tủ ấm lắc, tủ ấm CO2, kính hiển vi nối camera, nồi lên men (Bioflo 110-NBS – Mỹ), máy cô quay…

Đặc biệt, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm rất mạnh trong phong trào nghiên cứu khoa học với đề tài các cấp bộ, cơ sở, liên kết tỉnh… và đạt được những giải thưởng cao các cấp các cuộc thi sinh viên NCKH cấp bộ, VIFOTEC, Sonny xanh, Eureka. Đồng thời, các bạn còn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa như văn nghệ, thể thao, tình nguyện… không chỉ để giải trí, thể hiện tài năng mà còn giúp các bạn học tập được kiến thức xã hội cần thiết.

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Mở TPHCM Công nghệ thực phẩm Công nghệ thực phẩm 25.720.926.2520.2519
Ghi chú

Nhận hết HSG + Học bạ có CCNN+ Học bạ: 25.7

Tốt nghiệp THPT

Học bạ

Điểm thi TN THPT

Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường 

Hiện nay, ngành Công nghệ thực phẩm được đánh giá có triển vọng phát triển rất mạnh mẽ trong tương lai với cơ hội việc làm lớn và mức lương hấp dẫn. Cử nhân ngành Công nghệ thực phẩm có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, doanh nghiệp về thực phẩm với đa dạng vị trí việc làm.

– Nhân viên chuyên môn làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm như chế biến thịt sữa, đồ hộp, chè, cà phê, cá… 

– Nhân viên bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm trong lĩnh vực xuất khẩu.

– Nghiên cứu viên làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực thực phẩm.

– Kỹ thuật viên làm việc tại những đơn vị liên quan đến lĩnh vực chế biến, nâng cao chất lượng thực phẩm, lĩnh vực bảo quản trên cả nước

– Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng làm việc tại các trung tâm dinh dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm, trung tâm y tế dự phòng.

– Chuyên viên làm việc trong phòng thí nghiệm của nhà máy, quản lý nhà máy, quản lý chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Giảng viên giảng dạy tại các viện, trường đại học, cao đẳng về thực phẩm và công nghệ sản xuất thực phẩm.

– Nhân viên kinh doanh hoặc tự thành lập doanh nghiệp trong ngành thực phẩm. 

Qua bài viết trên các bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về ngành Công nghệ thực phẩm học gì và ra trường làm gì rồi đúng không. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các bạn đưa ra được quyết định phù hợp nhất với bản thân. Chúc các bạn thành công!

Tin tức mới nhất