Chuyên ngành Hóa học - Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Review ngành Hóa học của Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE): Nói KHÔNG với thất nghiệp, có đúng hay không?
Hóa học khiến nhiều bạn học sinh phải đau đầu. Tuy nhiên, khi đã yêu đã hiểu về môn học này thì lại thấy nó thật thú vị. Vậy học ngành Hóa học ở trường đại học của gì khác biệt hay không? Cơ hội nghề nghiệp cho các bạn khi ra trường thế nào? Mức lương là bao nhiêu? Để giải đáp những câu hỏi này mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Giới thiệu về ngành Hóa học
Hóa học là một ngành thuộc khối khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất. Hóa học cho chúng ta biết về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, các phản ứng hóa học giữa những thành phần đó với nhau. Có thể thấy vai trò trung tâm của ngành hóa học rất rõ ràng khi là cầu nối của các ngành khoa học tự nhiên khác như Địa chất học, Vật lý học và Sinh vật học.
Khi theo học hệ cử nhân ngành Hóa học các bạn sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, nhân văn và các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hoá học. Đồng thời, các bạn sẽ được rèn luyện các kỹ năng thực hành thực nghiệm cần thiết, phương pháp nghiên cứu và khả năng tư duy sáng tạo trong nghề nghiệp.
Đặc biệt, khi học ngành Hóa học tại Đại học Sư phạm Hà Nội các bạn sẽ được thừa hưởng nền giáo dục hàng đầu tại Việt Nam với gần 70 năm đào tạo ra hàng nghìn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành cũng rất nhiều những thành tựu về nghiên cứu, giáo dục khác. Hơn nữa, với sự thay đổi ngày càng hiện đại của xã hội thì ngành học này cũng luôn được trường chú trọng đầu tư phát triển cả về cơ sở vật chất và cải tiến về phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.
Ngoài ra, ngành Hóa Học cũng có mức điểm chuẩn đầu vào tương đối “dễ thở” so với ngành Sư phạm Hóa học của trường nên là cơ hội để cho các bạn thực sự yêu thích hóa học có thể theo đuổi niềm đam mê của mình đó nhé. Với phương thức tuyển sinh theo kết quả thi tốt nghiệp THPT thì ngành Hóa học có 2 mã tổ hợp xét tuyển là A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) và B00 (Toán, Hóa học, Sinh học).
2. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Hóa học của Đại học Sư phạm Hà Nội có thời gian là 4 năm. Sinh viên sau khi ra trường sẽ được cấp bằng cử nhân Hóa học. Đặc biệt, các bạn có thể học song bằng ngành học khác do trường đào tạo hoặc tiếp tục học lên các trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.
Khung chương trình đào tạo với các học phần chuyên ngành gồm:
Các bạn sinh viên sẽ được học trong môi trường học tập thân thiện, chuyên nghiệp với đầy đủ các cơ sở vật chất và trang thiết nghiên cứu hiện đại. Cũng như được giảng dạy và hướng dẫn bởi đội ngũ những thầy cô có học vị cao như giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ với kiến thức uyên thâm và vô cùng nhiệt tình, thân thiện với sinh viên.
Trong chương trình học các bạn không chỉ học lý thuyết suông mà sẽ được học kết hợp giữa lý thuyết với những bài nghiên cứu, thực tế, thực hành. Nên sinh viên có khả năng lĩnh hội kiến thức một cách chuyên sâu và dễ tiếp thu nhất. Ngoài ra, còn có rất nhiều hoạt động ngoại khóa mà các bạn có thể tham gia để học tập, giao lưu kết bạn hay theo đuổi niềm đam mê về văn nghệ, thể thao ngoài việc học.
3. Điểm chuẩn ngành Hóa học
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Sư Phạm Hà Nội | Hóa học | Hoá học | 22.75 | 22.1 | 20.05 | 19.7 | 77.45 | 19.75 | 19.45 |
Ghi chú | Điểm thi TN THPT, TTNV <= 3 | Điểm thi TN THPT, TTNV <= 2 | Điểm thi TN THPT, TTNV <= 1 | Điểm thi TN THPT, TTNV <= 6 | Toán≥7,5, Lí≥7,5, Hóa≥8,0 | Điểm thi TN THPT (TTNV <=2). | Điểm thi TN THPT (TTNV <=2). |
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Hóa học
Sau khi tốt nghiệp ra trường với tấm bằng cử nhân Hóa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm khác nhau phù hợp với năng lực bản thân. Hơn nữa, ngành Hóa học hiện đang nằm trong top 10 những ngành có thu nhập cao nhất. Do đó, nếu thực sự đam mê ngành này thì các bạn nên có tinh thần học tập thật nghiêm túc ngay từ những ngày đầu bước chân vào cổng trường đại học. Vì khi đã có sự nỗ lực phấn đấu thì “thất nghiệp” sẽ không bao giờ có trong từ điển nghề nghiệp của bạn nữa đâu nhé.
Các công việc các bạn có thể đảm nhận ngay sau khi ra trường gồm:
+ Giáo viên, giảng viên giảng dạy tại những trường đại học, cao đẳng, THPT. Mức lương cho vị trí công việc này tại các trường công lập sẽ theo quy định chung của nhà nước, còn với các trường tư thục, trường quốc tế mức lương có thể cao hơn đó nhé.
+ Kỹ thuật viên nghiên cứu làm công tác chuyên môn tại Viện nghiên cứu, Viện Hàn Lâm, Trung tâm phân tích hay làm công tác nghiên cứu tại các trường đại học. Mức lương khởi điểm cho các bạn làm công việc này sẽ khoảng 7 – 9 triệu đồng.
+ Chuyên viên phát triển sản phẩm, kiểm định chất lượng, chuyên gia phân tích, chuyên gia dây chuyền sản xuất tại những công ty sản xuất sản phẩm vô cơ như hóa chất, phân bón, màu sơn, vẽ, gốm sứ cho công nghiệp điện tử và bán dẫn, công ty sản xuất sản phẩm hữu cơ như hóa chất, dược phẩm, phim mỏng, vật liệu phủ, giấy, thuốc nhuộm, công ty vật liệu, sinh học, môi trường, công ty thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm… Khi làm ở những doanh nghiệp này các bạn sẽ có mức lương trung bình khoảng 9 – 10 triệu đồng hoặc cao hơn tùy vào năng lực của bản thân.
Trên đây là một số thông tin nổi bật về ngành Hóa học của Đại học Sư phạm Hà Nội mà bạn cần biết. Hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành học này và đưa ra được quyết định chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình.
- Review trường Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE): Có một nghề không trồng cây vào đất mà mang cho đời đầy trái ngọt hoa tươi
- Hóa học - Đại Học Sư Phạm TPHCM
- Hóa học - Đại Học Bách Khoa Hà Nội
- Triết học (Triết học Mác - Lênin) - Đại Học Sư Phạm Hà Nội
- Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại Học Sư Phạm Hà Nội