Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông - Đại Học Tôn Đức Thắng
Review ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) – “Sứ mệnh” kết nối thế giới bằng công nghệ
Điện tử – viễn thông là một trong những phát minh vĩ đại của loài người từ xa xưa. Đến ngày nay, lĩnh vực này vẫn được con người nghiên cứu và đào sâu hơn. Vì vậy, ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông nhận được rất sự quan tâm của nhiều bạn trẻ đam mê kỹ thuật và yêu thích chuyên ngành này. Hôm nay hãy tìm hiểu kỹ hơn về chương trình đào tạo và cơ hội làm việc của ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông tại trường Đại học Tôn Đức Thắng xem có gì thú vị nhé!
Mục lục
1. Ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông là gì?
Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông hay còn gọi là Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông hay Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Truyền thông là ngành học nghiên cứu ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy tính cá nhân, máy thu hình, điện thoại, máy tính bảng…Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông giúp con người kết nối với nhau trên toàn cầu, việc trao đổi thông tin trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông và Ngành Công nghệ thông tin là 02 ngành rất dễ nhầm lẫn nhau. Nếu nói Công nghệ thông tin nghiên cứu sâu về phần mềm, thì Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông tập trung vào phần cứng thiết bị. Tuy nhiên, dù theo học lĩnh vực nào thì sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu về cả 2 phần cứng và phần mềm vì chúng có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau trong một thiết bị điện tử.
Ngành học này được chia làm hai lĩnh vực:
– Điện tử: Chế tạo và Nghiên cứu ra các vi mạch điện tử – trung tâm điều khiển toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh.
– Viễn thông: Nghiên cứu và sử dụng các thiết bị tạo nên các mạng viễn thông (truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu, gồm các thành phần chính như thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền, thiết bị đầu cuối.
Kỹ sư ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông có khả năng hiểu và phá triển công nghệ kỹ thuật điện tử thông minh và mạng truyền thông hiện đại; làm chủ các trang thiết bị điện tử, thiết bị truyền dẫn được ứng dụng rộng rãi trong mạng thông tin di động thế hệ mới, mạng thông tin vệ tinh, mạng thông tin quang.
2. Học ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông tại trường Đại học Tôn Đức Thắng như thế nào?
Để học ngành Kỹ Thuật Điện Tử – Viễn thông cần có niềm đam mê sáng tạo và nghiên cứu về các thiết bị điện tử.
Ngành Kỹ Thuật Điện Tử – Viễn thông là ngành học của sự sáng tạo và niềm đam mê nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông bao gồm thiết bị báo cháy, báo trộm, camera giám sát…đến hệ thống viễn thông hiện đại, như các mạng thông tin di động. Tất cả đều phục vụ đời sống con người và giúp xã hội ngày càng phát triển và tân tiến hơn.
Sinh viên theo học Ngành Kỹ Thuật Điện Tử – Viễn thông tại trường Đại học Tôn Đức Thắng được trau dồi kiến thức nền tảng về kỹ thuật và kiến thức chuyên môn theo các hướng Lĩnh vực viễn thông, truyền số liệu và mạng máy tính; Lĩnh vực mạch điện tử ứng dụng; Lĩnh vực mạch điện tử ứng dụng; Lĩnh vực thiết kế vi mạch điện tử; Lĩnh vực thiết kế vi mạch điện tử; Lĩnh vực xử lý hình ảnh và âm thanh
Vì đây là ngành học có tính ứng dụng cao nên nhà trường chú trọng đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy và học rất hiện đại được cung cấp bởi các tập đoàn hàng đầu thế giới như Tektronix, Keysight Technologies (USA).
Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông trường Đại học Tôn Đức Thắng, sinh viên có đủ các kiến thức và kỹ năng như sau:
– Kỹ năng tin học: Chứng chỉ tin học MOS quốc tế (750 điểm); Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc;
– Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.5 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.
– Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: Quản lý và triển khai thiết kế, sửa chữa, bảo trì, cải tiến nâng cấp các hệ thống liên quan đến điện tử – viễn thông; phân tích, thiết kế mạch điện tử, thiết kế vi mạch để giải quyết những vấn đề xảy ra trong khi sử dụng thiết bị; Cập nhật và thống kê thông tin về pháp luật, kỹ thuật và công nghệ mới.
2. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông trường Đại học Tôn Đức Thắng
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Tôn Đức Thắng | Kỹ thuật điện tử - viễn thông | Kỹ thuật điện tử - viễn thông | 28 | 26 | 28.7 | 24 | 28 | 27 | 29.5 | 22 | 650 | 650 |
Ghi chú | Học bạ; Điểm Toán*2 | Học bạ; Điểm Toán*2; CLC | Tốt nghiệp THPT | Chất lượng cao; Tốt nghiệp THPT | Xét học bạ | Chất lượng cao | Toán*2 | CLC | CLC |
3. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện tử – viễn thông sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như sau:
- – Chuyên viên điện tử viễn thông tại các cơ quan Nhà nước; Viện Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin(CNTT), Viện Nghiên cứu Điện tử – tin học – Tự động hóa, các Trung tâm Thông tin, Viễn thông trên toàn quốc , Trung tâm thiết kế vi mạch, các Khu công nghệ cao, …
- – Nhân viên Sửa chữa và lắp đặt viễn thông tại cơ quan quản lý dịch vụ viễn thông các cấp: Bưu điện Thành phố, Bưu điện tỉnh, các Đài truyền hình địa phương và quốc gia (HTV, SCTV, VTV)…
- – Nghiên cứu và phát triển mạng Viễn thông tại Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT)… và hàng loạt công ty, đơn vị trực thuộc: Cty Điện tử viễn thông hàng hải, Cty Điện tử viễn thông VTC, Cty Phát triển CNTT VTC, các Cty Viễn thông liên tỉnh, quốc tế (VTI) …
- – Nghiên cứu và giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, viện đào tạo có đào tạo ngành Điện tử viễn thông.
Ngành Kỹ thuật Điện tử – viễn thông là ngành học mà bất kỳ đất nước nào cũng muốn đầu tư và phát triển để tạo nên những kỹ sư có cống hiến vĩ đại cho xã hội. Hy vọng với bài review ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành và trường để có sự lựa chọn đúng cho mình. Chúc các bạn thành công!