Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 19, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kỹ thuật hóa học - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng

Review ngành Kỹ thuật hóa học – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT) – Học không lo thất nghiệp

Hiện nay, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, trước sự xuất hiện của phương thức sản xuất, các  dây chuyền công nghệ hiện đại đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn trong lĩnh vực ngành Kỹ thuật Hóa học. Đây sẽ là một lựa chọn số một cho các bạn đam mê môn hóa. Ngành học này sẽ đáp ứng các bạn được thỏa niềm đam mê gắn bó lâu dài, mức lương thu nhập cao.

Ngành Kỹ thuật hóa học

1. Tổng quan ngành Kỹ thuật hóa học

Kỹ thuật Hóa học là một lĩnh vực công nghệ và  khoa học tập trung nghiên cứu và ứng dụng những  kỹ thuật và kiến thức hóa học vào quá trình sản xuất, nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ cho đời sống xã hội.

Trong nền kinh tế xã hội hiện nay, Kỹ thuật hóa học ngày càng nắm vai trò quan trọng,  và trở thành yếu tố không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực sản xuất như:

– Sản xuất nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn gia súc, chế biến nông – lâm – thủy – hải sản)

– Sản xuất mặt hàng tiêu dùng (chất tẩy rửa, sơn, mực in, cao su, nhựa, giấy, thuốc nhuộm, thủy tinh, mỹ phẩm, gốm sứ, dược phẩm…)

– Sản xuất vật liệu (xi măng, gạch, bê tông, vật liệu hàng không..)

– Các ngành công nghiệp dệt – da, công nghiệp lương – thực phẩm

2. Đào tạo ngành Kỹ thuật hóa học tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

Một số thông tin tuyển sinh chuyên ngành Kỹ thuật hóa học tại DUT:

Hàng năm chỉ tiêu xét tuyển chỉ khoảng 80 thí sinh. Trong đó, xét tuyển dựa trên điểm thi THPT của tổ hợp 3 môn Toán, Lý, Hóa hoặc Toán, Anh, Hóa.

Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã đầu tự và rất tự hào có đội ngũ giảng viên có trình độ cao, có kinh nghiệm chuyên môn và rất nhiệt huyết. Đội nguc bao gồm: Phó giáo sư: 04 người, Tiến sĩ: 05 người, Thạc sĩ: 04 người và Kỹ sư: 02 người. Họ đều tốt nghiệp và được đào tạo tại trường đại học quốc tế có nền khoa học công nghệ phát triển như: Pháp, Thụy Điển, Úc,Đức, Bỉ, Cộng hòa Séc… Kết hợp với chương trình đào tạo chuyên ngành được thiết kế bởi sự tham vấn của các giáo sư, tiến sĩ theo chuẩn chương trình đào tạo của các trường đại học quốc tế trên thế giới, đạt chuẩn theo tiêu chuẩn ABET – Một tổ chức kiểm định chất lượng của Hoa Kỳ, chuyên kiểm định các chương trình đào tạo về các lĩnh vực Công nghệ và Khoa học ứng dụng. Chương trình đào tạo trong 4,5 năm học với 150 tín chỉ được phân bổ các kỳ học hợp lý. Đặc biệt, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật hóa học được cập nhật  liên tục để  phù hợp với xu thế phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại của thị trường và thế giới.

Sau khi học hết năm 2 đại học, sinh viên khoa Kỹ thuật hóa học – DUT đã có thể nắm vững được các kiến thức cơ bản và kiến thức cơ sở ngành. Khi đó, các bạn đã có đủ kiến thức nền và đăng ký phân học  chuyên ngành trong 2 năm tiếp theo: Kỹ thuật hóa polymer và Kỹ thuật hóa silicat.

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật hóa học tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng Kỹ thuật hóa học Kỹ thuật hoá học 77226.621.326.0577820.0565523.25
Ghi chú

Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Học bạ

Tốt nghiệp THPT

Học bạ

Điểm thi TN THPT

Điểm thi TN THPT

4.    Cơ hội việc làm

Theo thống kê về tình hình việc làm của sinh viên DUT sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hóa học cho thấy, chỉ sau khi tốt nghiệp từ 1 tháng đến 6 tháng  tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp phần lớn là có việc làm ngay. Tháng 04/2015, ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã khảo sát trên mẫu niên khóa 09H4: Có tới 98% sinh viên có việc làm sau 6 tháng sau khi tốt nghiệp, trong đó có tới 85% sinh viên được làm đúng chuyên ngành được đào tạo.

Hiện nay,  khu vực miền Trung  nói riêng và cả nước nói chung đều có nhu cầu cao về nguồn nhân lực có trình độ trong lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học. Sau khi tốt nghiệp các bạn có rất nhiều Cơ hội nghề nghiệp mở rộng:

Nhân viên quản lý kỹ thuật và quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học polymer ( cao su, keo dán, giấy, nhựa, sơn, sợi,  bán dẫn, vật liệu composite, nano,…), lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học silicat (thủy tinh, xi măng, gốm sứ, vật liệu chịu lửa,…), hoặc lĩnh vực hóa chất cơ bản (giấy, mực in, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, mỹ phẩm,  phân bón, hoá chất vô cơ,…).

Một số công ty nổi tiếng trong các lĩnh vực: Lĩnh vực hóa chất, dệt may, máy in (Công ty CP Mực in và Hóa Chất Sài Gòn, Sakai Chemical Vietnam, Bình Dương, Công  ty giấy Miền Trung Sài Gòn, Công ty dệt Thành Công,…); Lĩnh vực Cao su ( Công ty Giày Hữu Nghị Đà Nẵng, Công ty CP Cao su Đà Nẵng, Công ty Showa gloves, Công ty Cao Su Miền Nam,…); Lĩnh vực Nhựa ( Công ty CP Nhựa Quang Thanh Đà Nẵng, Công ty Daiwa Đà Nẵng, Công ty TNHH hợp chất kỹ thuật Châu Á Thái Bình Dương Đà Nẵng,…); Lĩnh vực Bê tông (Trạm nghiền Sông Gianh, Công ty CP bê tông Hòa Cầm Đà Nẵng, Công ty Bê tông Hồng Tín – Tam Thăng,…), Ngoài ra còn có các lĩnh vực khác như: Xi măng, phụ gia, chống thấm, Gạch men, gốm sứ, Thủy tinh,…

Tư vấn, thiết kế tại  các cơ quan quản lý, các đơn vị sản xuất thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học.

Tham gia giảng dạy các môn chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học tại các trường Đại học, Cao đẳng.

Nghiên cứu khoa học ở  các trung tâm, các Viện nghiên cứu, và cơ quan nghiên cứu của các Bộ/ Ngành. Một số viện/ sở nghiên cứu: Sở Khoa Học công nghệ tỉnh Khánh Hòa, Sở Khoa Học công nghệ Đà Nẵng, Viện NC Cao Su Việt Nam, Sở Khoa Học công nghệ Quảng Ngãi,….

Trên đây là tất cả thông tin về đào tạo ngành Kỹ thuật hóa học tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Hy vọng qua các thông tin này, các bạn có thể hiểu hơn về ngành học và có lựa chọn phù hợp cho định hướng tương lai.

Tin tức mới nhất