Chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu - Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Review ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu – Đại học Công nghệ – ĐHQGHN (UET): Dành cho những “mem” đam mê kết nối
Khi hãng Microsoft khởi xướng xu hướng Internet of Things (IoT), trào lưu phát triển mạng máy tính để kết nối vạn vật ngày càng được con người quan tâm và chú trọng phát triển. Đây sẽ là một kỷ nguyên mới, một thị trường tiềm năng dành cho các bạn trẻ đam mê kết nối được vui chơi, kết nối. Hãy cùng Huongnghiep.hocmai.vn tìm hiểu ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là gì? Và học đào tạo ngành này tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN (UET) có gì thú vị nhé!
Mục lục
- 1. Tổng quan ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
- 2. Đào tạo Mạng máy và truyền thông dữ liệu tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN (UET)
- 3. Điểm chuẩn ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN
- 4. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Mạng máy tính và truyền thông ở UET khi ra trường
1. Tổng quan ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tên tiếng Anh là Computer Networks and Data Communication. Đây là ngành vừa thiết kế, vận hành hạ tầng truyền tải thông tin; vừa thiết kế, quản trị toàn bộ hệ thống và mạng máy tính, đồng thời giám sát, quản trị người sử dụng và điều phối các hoạt động liên quan đến toàn bộ hệ thống máy tính.
Trên thực tế, mạng máy tính và truyền tải thông tin được phổ biến ứng dụng trong mọi lĩnh vực: hoạt động sản xuất; giải trí và truyền thông tiếp thị; kinh doanh hàng hóa, phát triển giáo dục, y tế.…
2. Đào tạo Mạng máy và truyền thông dữ liệu tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN (UET)
Chương trình Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tại ĐH Công nghệ thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin. Sinh viên UET sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về CNTT: Các kiến thức cơ sở (toán học, cấu trúc dữ liệu); Các hệ thống tính toán (Hệ điều hành, Hệ cơ sở dữ liệu); Kỹ năng lập trình từ cơ bản tới nâng cao. Đồng thời các bạn sẽ được trang bị thêm tập kiến thức chuyên ngành về Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (Điện toán đám mây; Hệ thống Internet vạn vật; Hệ thống thực tại ảo; Trí tuệ nhân tạo).
Trường chú trọng đào tạo kiến thức lý thuyết song song với thực hành thực tế là cân đối hướng tới sinh viên đào tạo ra trường không chỉ là kỹ sư lập trình, mà còn có thể tham gia các ngành mới: điện toán đám mây, có kỹ năng, kiến thức tiếp cận nhanh trong công việc thực tế.
Khuyến khích sinh viên tham gia thực hành tại các phòng LAB cùng giảng viên ngay từ năm 2, năm 3 đại học. Hướng tới nội dung bên ngoài, bám sát, nắm bắt các kiến thức theo thời đại. Ví dụ như các nền tảng điện toán đám mây Amazon web services, Google Cloud Platform.
Chương trình Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN được đào tạo theo hệ chất lượng cao hướng tới đào tạo ra nguồn nhân lực kỹ sư chất lượng cao. Thời gian đào tạo: 4,5 năm
Chương trình đào tạo chi tiết tham khảo:
3. Điểm chuẩn ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | |
---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội | Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu | Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu | 26.25 | 23 | 24 | 27.9 |
Ghi chú | Điểm thi TN THPT | chất lượng cao | CLC |
4. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Mạng máy tính và truyền thông ở UET khi ra trường
Hiện nay trước sự phát triển chóng mặt của mạng máy tính. Mạng máy tính, truyền thống dữ liệu có mặt ở khắp mọi lĩnh vực, một hoạt động. Do đó, cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu rất cao. Sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành, các bạn có thể làm việc ở các đơn vị cả trong và ngoài nước với mức lương hấp dẫn như:
- – Kỹ sư quản trị mạng và hệ thống tại các cơ sở: ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), các trung tâm dữ liệu.
- – Kỹ sư thiết kế mạng: xây dựng các mạng máy tính an toàn cho các đơn vị có yêu cầu.
- – Kỹ sư phát triển phần mềm mạng; Kỹ sư phát triển ứng dụng mạng trên di động, mạng không dây; Kỹ sư phân tích mạng: Đơn vị ứng tuyển tiêu biểu sẽ là các công ty phần mềm (Viettel, VNPT, FPT,..)
- – Kỹ sư xây dựng và phát triển các ứng dụng truyền thông: hội nghị truyền hình, VoIP.
Trên đây là tất cả các thông tin về Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tại Đại học Công nghệ – ĐHQGHN, hy vọng bài viết hữu ích cho định hướng nghề nghiệp tương lai của các bạn học sinh lớp 12.
- Review Đại học Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội (UET): Ngôi trường mơ ước cho các kỹ sư tương lai
- Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu - Đại Học Công Nghệ Thông Tin – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu - Đại Học Tôn Đức Thắng
- Cơ kỹ thuật - Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
- Công nghệ kỹ thuật năng lượng - Đại Học Công Nghệ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội