Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại - Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)
Review chuyên ngành Tiếng Anh thương mại trường Đại học Ngoại thương (FTU): Ra trường có dễ kiếm việc không?
Trong xu hướng hội nhập, mở rộng giao thương của Việt Nam với các nước trên thế giới, việc hiểu biết tiếng Anh là vô cùng quan trọng, và tiếng Anh thuộc lĩnh vực thương mại càng cần thiết hơn. Hãy cùng tìm hiểu những cơ hội việc làm mà chuyên ngành Tiếng Anh trường Đại học Ngoại thương (FTU) mang lại nhé!
Mục lục
1. Giới thiệu
Sinh viên Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại được học các kiến thức về ngôn ngữ, sử dụng tiếng Anh, và các kiến thức kinh tế đáp ứng môi trường làm việc kinh doanh quốc tế. Hiện nay tại Đại học Ngoại thương đang có 2 chương trình đào tạo chuyên ngành Tiếng Anh thương mại là chương trình tiêu chuẩn và chương trình chất lượng cao. Với hơn 22 năm kinh nghiệm đào tạo cử nhân Tiếng Anh thương mại, Đại học Ngoại thương chắc chắn sẽ là môi trường lý tưởng cho các sinh viên phát huy năng lực, trau dồi kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công việc sau này.
2. Điểm đầu vào chuyên ngành Tiếng Anh thương mại có cao không?
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2024 | 2023 | 2022 | 2021 |
---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc) | Tiếng Anh thương mại | Ngôn ngữ Anh | 27 | 27.5 | 36.4 | 37.55 |
Ghi chú | Tốt nghiệp THPT | Điểm thi TN THPT | Điểm thi TN THPT, Ngoại ngữ nhân 2 | Điểm thi TN THPT ( môn ngoại ngữ nhân hệ số 2) |
3. Nghe nói Tiếng Anh thương mại học vất, sự thật có đáng sợ đến vậy?
Đừng vì những lời đồn xung quanh làm dao động quyết định của mình, Tiếng Anh thương mại là một thử thách, nhưng cũng không hề khó khăn nếu em yêu và đam mê với con đường đã chọn. Hãy xem mình sẽ học được những gì tại giảng đường FTU suốt 4 năm sắp tới nhé!
- – Sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh thương mại được trang bị những kiến thức chung về tư duy logic, lý luận chung về kinh tế xã hội, chính trị và pháp luật; kiến thức về các tình huống kinh doanh trong môi trường kinh doanh trong và ngoài nước; kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa Anh – Mỹ; đạt chuẩn tiếng Anh C1, tương đương bậc 5 (theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam) và chuẩn BEC3 trong các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, thương mại quốc tế, tài chính, marketing, giao tiếp kinh doanh, thư tín, hợp đồng….
- – Được rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, tư duy logic, kỹ năng cá nhân và liên nhân (tự học, tự nghiên cứu, thuyết trình, Tin học, làm việc nhóm, ứng xử và giao tiếp chuyên nghiệp); kỹ năng sử dụng thành thạo các kiến thức đã học về Ngôn ngữ và Văn hóa Anh – Mỹ, Kinh tế, Thương mại quốc tế để làm việc hiệu quả, kỹ năng độc lập, chịu được áp lực, lên kế hoạch, quản lý, đánh giá, cải thiện hiệu quả các hoạt động.
- – Thành thạo tiếng Anh bậc 5/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, tương đương C1 và Tiếng Anh thương mại nâng cao BEC3 trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế.
- – Trang bị ngoại ngữ thứ 2 (một trong các ngôn ngữ: Trung, Pháp, Nga, Nhật) tương đương bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam)
4. Cơ hội cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh thương mại tại Ngoại thương
- Cơ hội học tập:
- – Học song bằng tại Đại học Ngoại thương ở nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau thuộc lĩnh vực kinh tế.
- – Tham gia chuyển tiếp trong chương trình liên kết của khoa để lấy bằng cử nhân Quản trị kinh doanh hoặc TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages – phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho giáo viên giảng dạy Anh ngữ tại những quốc gia sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ) tại trường Đại học Huddersfield – Vương quốc Anh theo hình thức 3+1; bằng cử nhân Quản trị kinh doanh chuyên sâu về Marketing, Quản lý, Nhân sự, hoặc Kế toán của trường Đại học Tasmania – Úc theo hình thức 2+1,5.
- – Các cơ hội du học ngắn hạn, học bổng khuyến khích học tập của trường Đại học Ngoại thương.
- Cơ hội việc làm:
- – Đảm nhiệm công việc biên – phiên dịch, ngoài ra còn có thể làm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, cho cơ quan lý của thuộc chính phủ, văn phòng đại diện, dự án trong và ngoài nước, tổ chức kinh tế tài chính khu vực và quốc tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,…
- – Nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng…
- – Các vị trí như chuyên viên, tư vấn, trợ lý giám đốc,… trong ngành xuất nhập khẩu.
- – Các lĩnh vực khác của ngành kinh tế như tài chính ngân hàng, kiểm toán, kinh doanh, marketing,…
Hy vọng những thông tin trong bài “Review chuyên ngành Tiếng Anh thương mại trường Đại học Ngoại thương (FTU): Ra trường có dễ kiếm việc không?” giúp các em có định hướng rõ ràng về ngành học rất được ưa chuộng này.
- Review trường Đại học Ngoại thương (FTU) – Lựa chọn hàng đầu cho giấc mơ kinh tế
- Review ngành Ngôn ngữ Anh: Nghề thu nhập “cực khủng”
- Ngôn ngữ Anh - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Ngôn ngữ Anh - Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền
- Luật thương mại quốc tế - Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)
- Kinh doanh quốc tế - Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)