NHÓM TÍNH CÁCH ISFP – Người nghệ sĩ (Trắc nghiệm MBTI)
Mục lục
1. Tổng quan về nhóm tính cách ISFP
ISFP được ghép bởi các chữ với những ý nghĩa sau:
– (I) Introversion: Hướng nội
– (S) Sensing: Cảm nhận
– (F) Feeling: Cảm giác
– (P) Perception: Sự nhận thức
Là nhóm tính cách chiếm khoảng 8% dân số, các ISFP là những người có tố chất nghệ sĩ, họ thích cuộc sống giản dị và không ồn ào. Các ISFP có xu hướng thể hiện bản thân bằng hành động hơn là lời nói, bởi vậy người khác khá khó để có thể nhận ra họ là một ISFP.
Với mọi người xung quanh, ISFP luôn quan tâm chu đáo dù ban đầu họ có thể hơi khó gần.
Thường thì các ISFP có khả năng thiên bẩm về nghệ thuật nhờ vào ý thức thẩm mỹ mạnh mẽ, họ là người có rất có gu về thời trang, sự nhạy cảm về màu sắc, tông màu và kết cấu…Điều này được thể hiện quả cả những nếp sống thường ngày của họ.
Các ISFP có xu hướng sống cho hiện tại hơn là tương lai, họ tập trung vào tận hưởng thú vui trong cuộc sống thường ngày cùng những thú vui đơn giản hơn là thể hiện tham vọng của bản thân vào những điều xa vời ở tương lai. Thú vui của ISFP có thể là gia đình, bạn bè, âm nhạc, nghệ thuật, thức ăn…
Với những người bạn đã thân thiết, các ISFP rất ấm áp và nhiệt tình chia sẻ mọi điều trong cuộc sống. Tuy nhiên, với những người mới gặp sẽ thấy họ là người không thích ồn ào và có đôi chút khó gần.
Những người nổi tiếng mang tính cách ISFP:
– Donald Trump: Cựu Tổng thống Mỹ
– Ulysses S. Grant: Cựu Tổng thống Mỹ
– Marie Antoinette: Cựu nữ hoàng của Pháp
– Elizabeth Taylor: Nữ diễn viên
– Ervin Johnson: Ngôi sao NBA
– Britney Spears: Ca sĩ
– John Travolta: Diễn viên
2. Nhóm tính cách ISFP trong cuộc sống
Thế giới của một ISFP đầy màu sắc, họ coi những mối quan hệ với mọi người và cuộc sống xung quanh là niềm cảm hứng cho mình. Họ biết cách thể hiện những niềm cảm hứng này theo một cách riêng sáng tạo và đầy tính tự phát, đó cũng là lý do các ISFP được ví như những “Người nghệ sĩ”.
Dù vậy, ISFP vẫn mang đậm cá tính hướng nội sẵn có trong mình, họ thường trầm lặng khi ở một mình, đó chính là cách lấy lại năng lượng tốt nhất của bản thân. ISFP là những người thích khám phá và mạo hiểm và thử thách bản thân, họ coi đó là niềm đam mê, điều này có thể là nguyên nhân khiến nhiều ISFP sa vào các trò thể thao mạo hiểm hoặc các trò cờ bạc, cá cược.
Các ISFP không giỏi trong việc xây dựng mục tiêu và những kế hoạch tương lai, họ cũng không có kế hoạch về việc quản lý và lưu trữ tài sản khi nghỉ hưu. Thay vào đó họ tập trung vào đầu tư cho việc hoàn thiện và xây dựng hình ảnh cá nhân ở thời điểm hiện tại, làm những gì mà họ yêu thích.
2.1 Ưu điểm
– Trí tưởng tượng phong phú: Các ISFP thường có suy nghĩ dựa trên sự sáng tạo và những hiểu biết sâu sắc của bản thân. Họ không ngừng sáng tạo và muốn chính phục những điều mới mẻ trong cuộc sống. ISFP luôn tưởng tượng mọi thứ xung quanh ở hiện tại và đích đến tương lai không xa.
– Cuốn hút: Những người thuộc nhóm tính cách ISFP luôn tỏa ra nguồn năng lượng ấm áp, vui tươi khiến mọi người xung quanh bị thu hút bởi họ.
– Giàu đam mê: ISFP khá tĩnh lặng và nhút nhát, tuy nhiên nếu bị cuốn vào điều gì đó thu hút, họ sẽ rất mãnh liệt theo đuổi và dần trở thành niềm đam mê của bản thân.
– Năng khiếu nghệ thuật: ISFP là những người có khiếu nghệ thuật bẩm sinh, họ nhìn nhận mọi thứ xung quanh theo một góc nhìn đầy màu sắc và đặc biệt. Điều này góp phần không nhỏ vào thành công của những ISFP theo đuổi con đường sự nghiệp liên quan đến nghệ thuật.
2.2 Nhược điểm
– Khó đoán: Các ISFP là những người không thích bị ràng buộc bởi những quy tắc và cam kết, họ thích làm việc một cách ngẫu hứng hơn là lập những kế hoạch trước cho tương lai. Điều này khiến họ đôi khi rơi vào tình trạng vỡ kế hoạch hoặc gặp những khó khăn về tài chính trong cuộc sống.
– Dễ stress: ISFP là những người đầy ắp cảm xúc và có lối sống cho hiện tại nhiều hơn. Nếu mọi thứ vượt ra khỏi tầm kiểm soát, họ sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái stress và mất đi sự sáng tạo và tính nghệ thuật sẵn có của bản thân.
– Dễ lao vào các cuộc cạnh tranh: Các ISFP đi lên từ những chiến thắng nhỏ nhờ vào bản tính cạnh tranh. Họ có thể dễ dàng quên đi chiến thắng lâu dài mà chỉ tập trung vào những cuộc cạnh tranh nhỏ và cảm thấy không vui nếu bản thân thua cuộc.
3. Nhóm tính cách ISFP trong công việc
Trong công việc, ISFP thích làm ở những vị trí cho họ không gian thoải mái sáng tạo và làm việc theo những cách riêng không theo khuôn mẫu. ISFP không phù hợp nếu làm việc trong những môi trường công ty có tổ chức truyền thống, theo một quy trình chặt chẽ và nghiêm ngặt.
Những nhân viên mang tính cách ISFP không thích bị kiểm soát, họ thích làm việc một cách ngẫu hứng (đôi khi có rủi ro) thay vì những công việc mang tính quy trình thiếu sự sáng tạo. Dù vậy, các ISFP có sự tập trung lâu dài và khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc.
Nếu trở thành lãnh đạo, các ISFP không phải là người độc đoán và thích kiểm soát cấp dưới của mình. Họ cũng không thích lập kế hoạch, mục tiêu dài hạn cho công việc. Nếu chỉ xét về những khía cạnh này, vị trí quản lý sẽ làm các ISFP cảm thấy không tự nhiên nhất. Tuy nhiên nếu được trao cơ hội, họ sẽ là người quản lý có khả năng lắng nghe tuyệt vời nhờ bản tính nhạy cảm và tinh tế của bản thân. Họ có thể hiểu được cấp dưới nghĩ gì và cần gì, từ đó biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý và cho họ thỏa sức sáng tạo.
3.1 Điểm mạnh
– Nhiệt tình: Các ISFP luôn muốn bản thân được đóng góp vào mọi công việc, họ không quan tâm dù nhiệm vụ lớn hay nhỏ mà rất nhiệt tình tham gia nếu có cơ hội.
– Trung thành và chăm chỉ: Các ISFP luôn tận tâm và dốc toàn lực trong công việc và tuyệt đối trung thành với chọn lựa của mình.
– Nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp: Các ISFP không bao giờ giấu diếm hay thờ ơ khi có ai muốn được giúp đỡ và sẵn sàng chia sẻ cho đồng nghiệp.
– Kỹ năng thực hành tốt: Khi làm một việc bất kỳ, các ISFP luôn chuyên tâm cao độ nên làm việc gì cũng chỉn chu và hoàn hảo.
– Là người đáng tin cậy: Các ISFP là người có nguyên tắc và vô cùng đáng tin tưởng, biết giữ lời hứa và không nói hai lời.
– Có óc sáng tạo và giàu trí tưởng tượng: Điểm mạnh của các ISFP là có một bộ não phải phát triển nên giàu tính tưởng tượng và sáng tạo.
3.2 Điểm yếu
– Khiêm nhường và đôi khi hơi nhút nhát
– Quá riêng tư
– Dễ để bản thân rơi vào trạng thái quá tải trong công việc
– Hay kìm nén cảm xúc
– Quá vị tha
3.3 Nhóm tính cách ISFP phù hợp với công việc nào?
Các ISFP thích hợp làm những công việc không quá gò bó quà theo quy tắc, những môi trường làm việc mang tính sáng tạo sẽ là nơi cho họ phát triển bản thân và dễ dàng thành công trong công việc. Dưới đây là một số gợi ý về nghề nghiệp phù hợp với các ISFP:
– Nghệ sĩ: Diễn viên sân khấu – kịch hát, Ca sĩ, Nhạc sĩ
– Nhà thiết kế: Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang…
– Cố vấn
– Chăm sóc trẻ em: Giáo dục tiểu học
…