Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 25, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kỹ thuật Sinh học - Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Review ngành Kỹ thuật sinh học – Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Ngành mới và nhiều cơ hội

Ngành kỹ thuật sinh học là một ngành vẫn còn mới và chưa có nhiều trường đại học tiến hành giảng dạy. Trong số những trường ít ỏi đó thì Đại học Bách Khoa Hà Nội là cái tên tiêu biểu nhất được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Vậy bạn đã biết gì về ngành Kỹ thuật sinh học – Đại học Bách Khoa Hà Nội chưa? Nếu chưa thì bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ những kiến thức cần thiết cho bạn đấy, nhất định phải theo dõi nhé!

Kỹ thuật sinh học – Ngành học mới và nhiều cơ hội

1. Ngành Kỹ thuật sinh học là gì? Có giống Công nghệ sinh học không?

Thực chất ngành kỹ thuật sinh học là một chuyên ngành tách ra từ Công nghệ sinh học trong vài năm gần đây và thu hút sự quan tâm của rất nhiều các bạn học sinh sinh viên. Ngành này đào tạo các kiến thức sinh học và kỹ thuật, công nghệ để phục vụ cho việc phân tích, nghiên cứu các tác nhân sinh học tạo mới hoặc tự nhiên, từ đó sẽ ứng dụng vào để chế biến ra sản phẩm tối ưu nhất. Nói một cách khác, ngành kỹ thuật sinh học sẽ giúp ứng dụng những nghiên cứu mới nhất vào việc sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp.

Nhìn chung ngành Kỹ thuật sinh học khá giống với Công nghệ sinh học. Vậy tại sao người ta lại tách thành ngành riêng? Thực tế thì hai ngành này đều giống nhau ở việc cùng nghiên cứu về ứng dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, y tế và môi trường. Tuy vậy chuyên ngành Kỹ thuật sinh học lại đào sâu hơn vào phương pháp kỹ thuật để thay đổi quy trình sản xuất sản phẩm sinh học.

2. Ngành Kỹ thuật sinh học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Về kiến thức

Sinh viên của ngành sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cơ sở và chuyên môn như: kỹ thuật thiết kế, sản xuất, vận hành dây chuyền sản xuất, quản lý và nghiên cứu công nghệ sản xuất các sản phẩm sinh học, tổ chức điều hành sản xuất,…ứng dụng trong lĩnh vực môi trường, sinh học, nông nghiệp, thực phẩm và y dược.

Về kỹ năng

Sinh viên đủ kỹ năng và phẩm chất cá nhân cũng như kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong môi trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, sinh viên cũng có năng lực khởi nghiệp cũng như thích ứng tốt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chương trình đào tạo

Khi học chuyên ngành kỹ thuật sinh học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, bạn có thể lựa chọn hệ Cử nhân (4 năm) và hệ Kỹ Sư (5 năm):

        Hệ cử nhân

+ Thời gian đào tạo: 4 năm

+ Khối lượng kiến thức đào tạo: 18 tín chỉ khối kiến thức đại cương, 165 tiết học Quốc phòng – An Ninh, 105 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, 8 tín chỉ thực tập và Đồ án tốt nghiệp.

        Hệ Kỹ sư

+ Thời gian đào tạo: 5 năm

+ Khối kiến thức đào tạo: 18 tín chỉ khối kiến thức đại cương, 165 tiết học Quốc phòng – An Ninh, 105 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, 24 tín chỉ chuyên ngành kỹ sư, 14 tín chỉ thực tập và đồ án tốt nghiệp.

        Hệ đào tạo tích hợp cử nhân – thạc sĩ:

+ Thời gian đào tạo: 5,5 năm

+ Khối kiến thức đào tạo: 18 tín chỉ khối kiến thức đại cương, 165 tiết học Quốc phòng – An Ninh, 105 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên  nghiệp, 8 tín chỉ thực tập và Đồ án tốt nghiệp, 48 tín chỉ thạc sĩ Công nghệ sinh học.

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật sinh học

 

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Bách Khoa Hà Nội Kỹ thuật Sinh học Kỹ thuật Sinh học 51.8452.9524.62123.2525.34
Ghi chú

Đánh giá tư duy

Đánh giá tư duy
CT tiên tiến

Điểm TN THPT

Điểm TN THPT
CT tiên tiến

TN THPT

Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kỹ thuật sinh học sau khi ra trường

Kỹ thuật sinh học mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật sinh học đã có khả năng làm chủ những công nghệ đặc thù của lĩnh vực công nghệ sinh học. Trong đó bao gồm từ làm việc với những tác nhân sinh học đến thiết kế và quản lý hệ thống công nghệ và sản phẩm. Vì thế bạn có thể đảm nhận một số công việc như:

        Chuyên gia kỹ thuật sinh học tại những cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực CNSH&CNTP, quản lý chất lượng trong an toàn sinh học và CNSH&CNTP

        Kỹ sư ở những doanh nghiệp và các tập đoàn đa quốc gia về lĩnh vực: vacxin, axit amin, thực phẩm chức năng, dược phẩm, các sản phẩm có hoạt tính sinh học

        Chuyên viên xét nghiệm, phân tích mẫu bệnh phẩm tại bệnh viện hoặc trung tâm y khoa

        Kỹ sư điều hành sản xuất, đảm bảo và quản lý chất lượng tại những nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất dược phẩm

        Làm nghiên cứu viên tại các phòng thí nghiệm, trung tâm kiểm nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh.

        Sau khi học xong bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ, bạn có thể làm giảng viên ở các trường đào tạo kỹ thuật sinh học, công nghệ sinh học.

Theo thống kê, có đến 90% sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật sinh học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội có mức lương từ 6 đến 15 triệu đồng/ Tháng. Nếu bạn có kinh nghiệm dày dặn hơn, mức thu nhập có thể cao hơn rất nhiều.

Là trường Đại học hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ, các sinh viên ngành Kỹ thuật sinh học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn được đánh giá cao về kỹ năng chuyên môn và năng lực làm việc. Đây chắc chắn là lựa chọn hấp dẫn cho bất cứ bạn nào đam mê sinh học đúng không nào! 

Tin tức mới nhất