Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | January 6, 2025

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Cơ khí động lực - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng

Review chuyên ngành Cơ khí động lực – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT) – Ngành học hót hít, cạnh tranh sứt đầu mẻ trán ngày nay

Nếu bạn là người đam mê ô tô hay có hứng thú với những động cơ cơ khí thì hãy đến với chuyên ngành Cơ khí động lực của trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.

Bạn có thích hợp học ngành Cơ khí động lực?

1. Khái niệm ngành Cơ khí động lực

Kỹ thuật cơ khí động lực là ngành khoa học công nghệ và ứng dụng nguyên lý vật lý, kỹ thuật, khoa học, vật liệu,… để thiết kế, phân tích, chế tạo, bảo dưỡng, bảo các loại hệ thống cơ khí và máy móc, đặc biệt đối với ô tô, các thiết bị động lực.

2. Đào tạo ngành Cơ khí động lực tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

Ngành Cơ khí động lực học thuộc ngành Kỹ thuật cơ khí của trường đại học Bách Khoa- Đại học Đà Nẵng. Đây là ngành dành cho các bạn đến từ các tổ hợp môn A00, A01

Với đặc thù của trường đại học về kỹ thuật có truyền thống lâu đời, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng luôn chú trọng cho các học phần về thực hành, thực tập doanh nghiệp. Với học phần thực hành, nhà trường bố trí tại các phòng thực hành về cơ khí, phòng thực hành về điện – điện tử và phòng thực hành về ô tô. Đến học kỳ cuối, để tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn sinh viên trong 8 tuần thực tập, nhà trường thường liên kết các doanh nghiệp về ô tô như VINFAST, THACO để các bạn có thể vừa thực tập đồng thời có cơ hội nghiên cứu khoa học, làm đồ án tốt nghiệp ngay tại những doanh nghiệp này.

Hình ảnh sinh viên DUT thực tập trong các nhà máy của các doanh nghiệp

Chỉ với thời gian học tập từ 3,5-4 năm, các bạn sinh viên được nhà trường đào tạo và làm chủ các kiến thức cơ bản sau:

– Kiến thức cơ sở của ngành và chuyên ngành nhằm phân tích, đánh giá những chỉ tiêu về kỹ thuật của lĩnh vực ô tô.

– Những kiến thức về quản lý và tổ chức trong việc điều hành sản xuất của doanh nghiệp, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, khai thác ô tô.

Nhờ vậy sinh viên sau khi học xong sẽ có những kỹ năng thiết thực mà nhà tuyển dụng đòi hỏi: thiết lập các quy trình kiểm tra, bảo dưỡng chẩn đoán, sửa chữa ô tô; thiết kế tính toán các quy trình công nghệ trong chế tạo và lắp ráp hay tư vấn về khai thác, vận hành, bảo trì những thiết bị động lực; hoặc tiếp nhận, nghiên cứu chuyển giao công nghệ; chỉ đạo và quản lý sản xuất cho các doanh nghiệp về ô tô hay cơ khí.

Tại DUT, chương trình đào tạo của ngành Cơ khí Động lực chỉ được thực hiện trong khoảng 3,5-4 năm (gồm 8 học kỳ chính, 4 học kỳ hè). Đến học kỳ cuối, sinh viên làm bài khóa luận tốt nghiệp.

Các học phần của chương trình đào tạo thuộc:

– Khối kiến thức về giáo dục đại cương: các môn trong lĩnh vực pháp luật, chính trị, môi trường, quản lý kinh tế, định hướng nghề nghiệp, khoa học tự nhiên, toán. Đây đều là các môn học nền tảng của chương trình.

– Khối kiến thức về cơ sở ngành gồm các môn học thuộc nhóm động lực , nhóm cơ khí, nhóm điện – tự động.

– Khối học phần về ngoại ngữ

– Khối kiến thức về chuyên ngành gồm các môn học thuộc nhóm động lực ô tô, khung gầm ô tô, điện, điện tử và  tự động ô tô.

– Cuối cùng là thực tập kỹ thuật và thực tập, làm đồ án tốt nghiệp.

Điều đáng thu hút của ngành Cơ khí động lực tại DUT là ở đây còn có chương trình đào tạo chất lượng cao.

Lấy quan điểm người học – trung tâm trong quá trình đào tạo nên Nhà trường đã đưa ra mục tiêu đào tạo chạy theo xu thế hội nhập của thị trường lao động đối với cuộc cách mạng của công nghiệp 4.0 đã “đặt hàng”. Chương trình đào tạo chất lượng cao của Đại học Bách Khoa – ĐHĐN từ năm học 2018-2019 có những điểm nổi bật là:

Tất cả chương trình (cả các chương trình được triển khai trong trước đây) đã được thiết kế (thiết kế lại) đều dựa vào những chương trình đào tạo đến từ các nước tiên tiến phát triển trên thế giới được kiểm định đúng theo tiêu chuẩn ABET (là tổ chức về kiểm định chất lượng tại Hoa Kỳ chuyên về kiểm định tất cả chương trình đào tạo thuộc các lĩnh vực Công nghệ, Kỹ thuật, Khoa học ứng dụng và Điện toán) cùng thời gian học tập chỉ còn 4 năm (chương trình truyền thống là 5 năm).

Học kỳ đầu tiên, các bạn sinh viên tập trung cho việc học ngoại ngữ để đảm bảo yêu cầu cho chuẩn đầu ra đúng theo quy định của chương trình học. Vì vậy, trong chương trình học có nhiều môn học giảng bằng tiếng Anh hay sử dụng tài liệu học tập, bài giảng bằng tiếng Anh.

Chương trình học được thiết kế với hướng giảm các thời gian cho việc học lý thuyết và tăng cường thời lượng cho học, thực hành ngay trong các doanh nghiệp hay tổ chức dạy học theo mô hình hiện đại là Học theo dự án ( có tên tiếng Anh là Project Based Learning – PBL). Mỗi học kỳ, nhà trường xây dựng sinh viên học lý thuyết chỉ trong thời gian ngắn của đầu học kỳ. Ngay sau đó thì mỗi nhóm gồm 3 – 4 sinh viên sẽ nhận một Dự án (hay còn gọi là project) liên môn. Sinh viên phải tự học, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn đến từ các giảng viên, trợ giảng để hoàn thành và sẽ bảo vệ Dự án vào cuối học kỳ. Những dự án do giảng viên của nhà trường giao hay doanh nghiệp đặt hàng, hoặc có thể do chính sinh viên tự mình đề xuất. Nhờ vậy mà sinh viên có thể đáp ứng tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng: tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện hay sáng tạo, giao tiếp, làm việc nhóm.

Từ khóa tuyển sinh năm 2018, 100% sinh viên tốt nghiệp loại Khá trở lên sẽ được Nhà trường giới thiệu việc làm và việc làm đúng với ngành nghề khi tốt nghiệp.

Các bạn được học tập trong tốt, thân thiện; có khả năng tiếng Anh tốt; và hơn nữa sinh viên được thực tập và làm hiện đồ án ngay tại doanh nghiệp.

3. Điểm chuẩn ngành Cơ khí động lực tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

TrườngChuyên ngànhNgành2024202320222021
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng Cơ khí động lực Kỹ thuật cơ khí 00071526.4522.426.475121.572624.7523.1714
Ghi chú

Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Học bạ

Tốt nghiệp THPT

Học bạ

Điểm thi TN THPT

Kỹ thuật cơ khí – chuyên ngành Cơ khí động lực (Chất lượng cao)

Chuyên ngành Cơ khí động lực
Điểm thi TN THPT

Chuyên ngành Cơ khi động lực (CLC)
Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội việc làm

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Cơ khí động lực có thể làm tại các công ty liên doanh: TOYOTA, THACO, HONDA, HYUNDAI, AUDI, DOOSAN,… và các cơ quan về đăng kiểm các phương tiện giao thông trong các tỉnh ở các vị trí sau:

– Quản lý chất lượng, kỹ thuật trong các phòng công nghệ, kỹ thuật của cơ sở liên doanh nước ngoài về lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế công nghệ sản xuất động cơ, ô tô, thiết bị thủy khí.

– Nhân viên trong các cơ quan về đăng kiểm các phương tiện giao thông, hay các doanh nghiệp liên quan bảo hiểm, hoặc các công ty khai thác các thiết bị thi công, vận tải, nhà máy thủy điện,…

– Thiết kế, tư vấn, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực về động cơ đốt trong, công nghệ ô tô, thiết bị thủy khí ở các các trung tâm, viện nghiên cứu, hay cơ quan nghiên cứu thuộc các Bộ, ngành hoặc các trường đại học, cao đẳng.

– Giám sát, vận hành  khâu sản xuất phụ kiện, phụ tùng và lắp ráp máy động lực, ô tô trong các công ty, doanh nghiệp.

– Giám sát, điều hành trong các cơ sở về sửa chữa ô tô và máy động lực, hay trong các Showroom…

– Nhân viên marketing cho doanh nghiệp kinh doanh máy động lực, ô tô, phụ tùng.

– Công việc trong các lĩnh vực khác như: trạm phát điện, dầu khí, tàu thủy, máy công trình,…

Triển vọng nghề nghiệp ngành Cơ khí Động lực trong thời đại hiện nay là tất yếu. Kỹ sư được đào tạo ra từ trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng được đào tạo rất bài bản và năng lực chuyên môn rất vững vàng nên luôn là những mục tiêu được săn đón từ các doanh nghiệp.

Với những chia sẻ của bài viết, hy vọng các bạn đã có những thông tin về ngành Cơ khí động lực. Chúc bạn tìm được ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân và trở thành một Kỹ sư Cơ khí động lực tài ba.

Tin tức mới nhất