Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 27, 2024

Scroll to top

Top

Tuyển sinh 2023: Đại học Ngoại ngữ (ULIS) sử dụng 4 phương thức xét tuyển

Theo phương án tuyển sinh dự kiến của Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN (ULIS) năm 2023, trường sử dụng 4 phương thức xét tuyển và dành tới trên 50% chỉ tiêu cho phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT.

1. Phương thức tuyển sinh

1.1. Chương trình tiêu chuẩn

Phương thức 1. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng

Điều kiện tiên quyết:

+ Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt hạnh kiểm loại Tốt trong 3 năm học THPT

+ Điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD-ĐT và Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN.

Nhóm đối tượng 1: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

1.1 Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc;

1.2 Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc ky khoa học kỹ thuật cấp quốc gia;

1.3 Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ;

1.4 Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn trong các tổ hợp xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN (trừ môn Ngoại ngữ) và điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT (lớp 10, 11 và lớp 12) môn Ngoại ngữ đạt từ 7,0 trở lên;

Nhóm đối tượng 2: Xét tuyển thẳng theo Quy định của ĐHQGHN

2.1 Thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế;

2.2 Thí sinh là thành viên tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế;

2.2 Thí sinh là thành viên trong đội tuyển quốc gia dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế;

2.3 Thí sinh theo học hệ chuyên thuộc ĐHQGHN và học sinh hệ chuyên tại các trường THPT chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các trường THPT trọng điểm quốc gia đáp ứng MỘT trong các tiêu chí sau:

a) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực và quốc tế;

b) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN môn Ngoại ngữ;

c) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi Olympic bậc THPT của ĐHQGHN môn Ngoại ngữ;

d) Điểm trung bình chung học tập mỗi năm trong 3 năm THPT (năm lớp 10, 11 và lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển mỗi năm trong 3 năm THPT (năm lớp 10, 11 và lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.

Nhóm đối tượng 3: Ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

3.1 Thí sinh đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn HSG quốc gia môn Ngoại ngữ;

3.2 Thí sinh đạt giải Tư trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia;

3.3 Thí sinh đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn HSG quốc gia các môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN, đồng thời điểm trung bình học tập 3 năm THPT (lớp 10, 11, 12) môn Ngoại ngữ đạt từ 7,0 trở lên.

Nhóm đối tượng 4: Ưu tiên xét tuyển theo Quy định của ĐHQGHN

Thí sinh đạt học lực Giỏi, đáp ứng MỘT trong các tiêu chí:

4.1 Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba môn Ngoại ngữ trong cuộc thi Olympic bậc THPT do ĐHQGHN tổ chức;

4.2 Thí sinh tham dự cuộc thi tháng trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm và có điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên;

4.3 Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba các môn trong các tổ hợp xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN trong kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và có điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên;

4.4 Thí sinh là học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN và đáp ứng MỘT trong các tiêu chí sau:

a) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;

b) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN môn Ngoại ngữ;

c) Có kết quả thi Đánh giá năng lực bậc THPT do ĐHQGHN tổ chức đạt tối thiểu 90 điểm (thang điểm 150).

d) Có điểm trung bình chung học tập mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.

Ghi chú:

  • – Thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức hoặc kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN trong các năm học ở bậc THPT được bảo lưu kết quả và được tuyển thẳng vào trường ĐHNN – ĐHQGHN khi đáp ứng đủ các tiêu chí hạnh kiểm Tốt 3 năm THPT và tốt nghiệp THPT.
  • – Thí sinh phải đăng ký nguyện vọng của tất cả phương thức xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT theo hướng dẫn và kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT. Thí sinh sẽ không được xét tuyển kết không đăng ký trên hệ thống của Bộ GD&ĐT.

Phương thức 2. Xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ

Điều kiện tiên quyết:

+ Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt hạnh kiểm loại Tốt trong 3 năm học THPT

+ Điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD-ĐT và Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN.

Đối tượng:

– Thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge (Anh), kết quả 3 môn thi trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60);

– Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 trở lên. Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT);

– Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36;

– Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT đạt từ 79 điểm trở lên và có tổng điểm hai môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 14 điểm trở lên trong kỳ thi THPT năm 2023 (bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn);

– Thí sinh có chứng chỉ VSTEP cho Trường tổ chức riêng cho xét tuyển ĐH đạt từ B2 trở lên và có tổng điểm hai môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 14 điểm trở lên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn); Riêng với ngành Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh, kết quả thi VSTEP phải đạt trình độ từ C1 trở lên;

– Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác tiếng Anh đạt trình độ B2 hoặc tương đương trở lên và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 14 điểm trong kỳ thi THPT năm 2023 (bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn).

Lưu ý:

  • – Thí sinh có chứng chỉ năng lực tiếng Anh được đăng ký xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành. Thí sinh có chứng chỉ năng lực các ngoại ngữ ngoài tiếng Anh đăng ký xét tuyển thẳng vào ngành học tương ứng.
  • Các chứng chỉ phải còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm (tính từ ngày dự thi chứng chỉ đến thời điểm xét hồ sơ).
  • – Thí sinh phải đăng ký nguyện vọng của tất cả phương thức xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT theo hướng dẫn và kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT. Thí sinh sẽ không được xét tuyển kết không đăng ký trên hệ thống của Bộ GD&ĐT.

Ngoài ra, các chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng tuyển sinh tại phương thức này như sau:

MônNgoại ngữ/Ngành học Chứng chỉ đạt yêu cầutối thiểu Đơn vị cấp chứng chỉ
Tiếng Anh IELTS 6.0 điểm – British Council (BC)
– International Development Program (IDP)
TOEFL iBT 79 điểm Educational Testing Service (ETS)
VSTEP C1 Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS, VNU)
Tiếng Nga TRKI-2 – Các trường Đại học ở LB Nga
– Viện tiếng Nga Quốc gia (A.X. Pushkin)
Tiếng Pháp – TCF 350 điểm
– DELF B2
Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế (Centre International d’Etudes Pedagogiques – CIEP)
TiếngTrung Quốc HSK cấp độ 4 Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc (Hanban); Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia (The National Committee for the Test of Proficiency in Chinese); Tổng bộ Viện Khổng tử (Trung Quốc); Trung tâm hợp tác giao lưu ngôn ngữ giữa Trung Quốc và nước ngoài (Center for Language Education and Cooperation)
TOCFL cấp độ 4 Ủy ban Công tác Thúc đẩy Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ Quốc gia (Steering Committee for the Test Of Proficiency-Huayu)
Tiếng Đức – DSH B2
– TestDaF B2
– Goethe-Zertifikat B2
– DSD B2
– TELC B2
– ÖSD Zertifikat B2
– Các trường đại học Đức
– Viện TestDaF
– Viện Goethe (Goethe-Institut)
– KMK (Hội đồng Bộ trưởng văn hóa, giáo dục của Liên bang và các bang CHLB Đức)
– TELC B2 (TELC GmbH)
– Hiệp hội ÖSD (Cộng hòa Áo)
Tiếng Nhật JLPT cấp độ N3 Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation)
Tiếng Hàn TOPIK II cấp độ 4 Viện Giáo dục Quốc tế Quốc gia (NIIED)

Phương thức xét tuyển 3: Xét bằng kết quả bài thi ĐGNL.

Điều kiện tiên quyết:

+ Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt hạnh kiểm loại Tốt trong 3 năm học THPT

+ Điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD-ĐT và Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN.

Điều kiện đăng ký xét tuyển: Điểm thi ĐGNL của ĐHQGHN đạt từ 80/150 điểm trở lên, điểm thi TN THPT môn Ngoại ngữ đạt từ 6.0 trở lên.

– Thí sinh được đăng ký xét tuyển 01 hồ sơ duy nhất. Hồ sơ ĐKXt tối đa 01 nguyện vọng.

– Thí sinh phải đăng ký nguyện vọng của tất cả phương thức xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT theo hướng dẫn và kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT. Thí sinh sẽ không được xét tuyển kết không đăng ký trên hệ thống của Bộ GD&ĐT.

Phương thức xét tuyển 4: Xét bằng kết quả thi THPT.

Thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng xét tuyển và chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách nguyện vọng đã đăng ký.

Mỗi ngành học chỉ có một điểm xét tuyển, không phân biệt điểm xét tuyển giữa các tổ hợp.

 (ĐM: điểm môn, ƯT: ưu tiên, KV: khu vực, ĐT: đối tượng)

1.2. Hệ Đào tạo Quốc tế ngành Kinh tế – Tài chính (do Đại học Southern New Hamsphire – Hoa Kỳ cấp bằng)

– Phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT: 250 chỉ tiêu

– Phương thức xét tuyển bằng kết quả học tập THPT (học bạ): 200 chỉ tiêu. Trong đó:

Điểm xét tuyển = M1+ M2 + M3 + Điểm ƯT

(M1 là điểm trung bình các môn lớp 10; M2 là điểm trung bình các môn lớp 11; M3 là điểm trung bình các môn lớp 12).

– Phương thức xét tuyển bằng kết quả thi ĐGNL của ĐHQGHN năm 2023: 50 chỉ tiêu.

2. Các ngành/nhóm ngành đào tạo

Xem thêm: Điểm chuẩn Trường Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

STT Tên ngành Mã ngành Chỉ tiêu Tổ hợp xét tuyển
Theo KQ thi THPT Theo phương thức khác
Chương trình đào tạo chuẩn
   1. Sư phạm tiếng Anh 7140231 100 75 D01, D90, D78
   2. Ngôn ngữ Anh 7220201 225 225
   3. Ngôn ngữ Nga 7220202 35 35 D01, D90, D78, D02
   4. Ngôn ngữ Pháp 7220203 50 50 D01, D90, D78, D03
   5. Sư phạm tiếng Trung Quốc 7140234 15 10 D01, D90, D78, D04
   6. Ngôn ngữ Trung Quốc 7220204 100 100
   7. Ngôn ngữ Đức 7220205 50 50 01, D90, D78, D05
   8. Sư phạm tiếng Nhật 7140236 15 10 D01, D90, D78, D06
   9. Ngôn ngữ Nhật 7220209 100 100
 10. Sư phạm tiếng Hàn Quốc 7140237 15 10 D01, D90, D78, DD2
 11. Ngôn ngữ Hàn Quốc 7220210 100 100
 12. Ngôn ngữ Ả Rập 7220211 15 15 D01, D90, D78
 13. Văn hóa và truyền thông xuyên quốc gia 7220212 25 25 D01, D90, D78
Tổng: 1600   845 805
Chương trình đào tạo Liên kết quốc tế
 14. Kinh tế – Tài chính*** 7903124QT 250 250 D01, D90, D78A01

(***) CTĐT chính quy – liên kết quốc tế học hoàn toàn tại Việt Nam. Ngành Kinh tế – Tài chính do trường Southern New Hampshire – Hoa Kỳ cấp bằng.

(Theo Trường Đại học Ngoại ngữ)

Với tình hình tuyển sinh biến động như năm nay, thí sinh cần chuẩn bị cho mình một phương án xét tuyển khác để gia tăng cơ hội đỗ đại học. Khám phá ngay Giải pháp ôn luyện kỳ thi riêng toàn diện giúp nắm chắc tấm vé trúng tuyển vào những trường đại học TOP đầu.

>> NHẬN NGAY GIẢI PHÁP PAT LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC CHO KỲ THI ĐGNL TẠI ĐÂY <<

Tin tức mới nhất