Nhiều trường ĐH không tăng học phí nhằm giảm bớt gánh nặng cho sinh viên
Để chia sẻ gánh nặng kinh tế sau 2 năm dịch bệnh, nhiều trường ĐH quyết định không tăng hoặc chỉ tăng nhẹ học phí ở một số ngành trong năm học 2022-2023.
Nhiều trường top giữ ổn định học phí
Năm 2022 – 2023, Đại học Ngoại thương cho biết học phí các chương trình định hướng nghề nghiệp (Quản trị khách sạn, Marketing số, Kinh doanh số) sẽ giữ ổn định. Học phí dự kiến của các ngành này là 60 triệu đồng/năm, các chương trình đào tạo khác thuộc nhóm này có học phí là 40 triệu đồng/năm. Các nhóm chương trình còn lại học phí chỉ tăng nhẹ từ 5-10%.
Tương tự, GS, TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng bày tỏ, trường quyết định giữ ổn định học phí trong 4 năm liên tiếp nhằm san sẻ khó khăn với sinh viên, phụ huynh do ảnh hướng của đại dịch Covid-19. Ngoài ra, từ năm học 2023-2024, trường dự kiến tăng học phí không quá 10%.
Trước đó, vào tháng 6/2022, trường Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo mức học phí dự kiến năm 2022-2023, có sự tăng nhẹ so với năm ngoái. Tuy nhiên sau đó, trường bất ngờ thông báo dừng tăng học phí. Lý giải về quyết định này, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, trường ngừng việc tăng học phí để chờ quyết định chính thức của Bộ GD&ĐT và Chính phủ về việc có hay không tiếp tục thực hiện Nghị định 81.
Trường Đại Học Khoa Học Và Công Nghệ Hà Nội cho biết đây là năm thứ 3 liên tiếp trường giữ nguyên học phí ở tất cả các ngành đào tạo. Quyết định này của trường là để chia sẻ, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho sinh và gia đình.
Ngày 20/9, Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM cũng đã ra không báo về việc không tăng học phí mới cho năm học 2022-2023. Cụ thể, học phí cho chương trình đại trà của trường là 354.000 đồng/tín chỉ, chương trình CLC là 770.000 đồng/tín chỉ.
Ngoài ra, một số trường như Đại Học Nha Trang, Đại Học Đà Lạt… cũng cho biết sẽ giữ ổn định mức học phí trong năm học này.
Sau khi Nghị quyết 165/NQ-CP được ban hành, các trường ĐH lớn cũng thông báo không tăng học phí và hoàn trả lại học phí thu thừa cho sinh viên. Cụ thể, Đại Học Luật TPHCM giữ nguyên học phí như năm 2021-2022, học phí thu thừa sẽ để lại và cấn trừ vào học kỳ 2 năm 2022-2023 và các năm tiếp theo. Tương tự, các trường Đại học Kiến trúc TPHCM, Đại tọc Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Ngân hàng TPHCM… cũng thông báo điều chỉnh học phí đối với sinh viên các chương trình đào tạo.
Nên điều chỉnh học phí một cách hợp lý
Theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ, từ năm học 2022-2023, các trường ĐH được áp dụng khung học phí mới. Nhiều trường ĐH đã thực hiện tăng học phí theo cơ chế tự chủ, cụ thể nhóm ngành đào tạo y dược có mức tăng mạnh nhất.
Tuy nhiên, Nghị quyết 165/NQ-CP ban hành ngày 20/12/2022 đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học công lập giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 ổn định như mức thu năm 2021-2022. Các khoản chi thương xuyên, chi đầu tư sẽ do các trường tự đảm bảo, học phí dao động theo từng khối ngành khoảng 20,5 – 50,5 triệu đồng/năm học.
Việc hoãn tăng học phí cũng là một phần trách nhiệm xã hội góp phần bình ổn, kiểm soát lạm phát sau đại dịch Covid-19. Các cơ sở đạo tạo nên tính đến những phương pháp bù đắp chi phí hợp lý trong trường hợp không tăng học phí.
Xem thêm: Bộ GD&ĐT: Giữ ổn định mức thu học phí bậc đại học như năm học 2021-2022
(Nguồn: Tổng hợp)
Các kỳ thi, hình thức tuyển sinh thay đổi liên tục phải chăng đang khiến các sĩ tử “quay cuồng” giữa một rừng thông tin không phân biệt được đúng, sai? Đứng trước “ma trận” phương thức xét tuyển hiện nay, có lẽ bất cứ học sinh, phụ huynh nào cũng cảm thấy bối rối. Để mang đến cho học sinh một lộ trình học tập, thi cử tối ưu nhất, HOCMAI đã ra đời Giải pháp ôn luyện kỳ thi riêng toàn diện, giúp các thí sinh sẵn sàng chinh phục các kỳ thi với điểm số cao nhất, trúng tuyển ĐH mơ ước.
>> NHẬN NGAY GIẢI PHÁP PAT LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC CHO KỲ THI ĐGNL TẠI ĐÂY <<
Trắc nghiệm nghề nghiệp là gì? Đối tượng nào cần làm trắc nghiệm nghề nghiệp?