Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 27, 2024

Scroll to top

Top

Review ngành Tâm lý học – Giải đáp “tất tần tật” cho mem mới

Khi kinh tế xã hội phát triển cũng là lúc áp lực về tinh thần tăng cao. Đó là lý do vì sao xã hội quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tâm lý của con người và cách giảm các nguy cơ trầm cảm do stress. Và theo xu hướng đó thì tâm lý học trở thành ngành “hot hòn họt” hơn bao giờ hết. Nếu bạn cũng quan tâm đến ngành này thì hãy đọc bài viết dưới đây của Hocmai.vn để tìm hiểu thêm nhé!

Giải đáp 9 thắc mắc về ngành Tâm Lý Học

1. Ngành tâm lý học là gì?

“Tâm lý học” – Cái tên đã nói lên tất cả rồi đúng không nào? Theo học ngành này, bạn sẽ nghiên cứu về thế giới nội tâm của con người như: hành vi, suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng,…Nói một cách khác thì bạn sẽ được học cách đánh giá những ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh tới tâm lý của con người.

Ngành tâm lý học giáo dục

Với những kiến thức đó, các nhà tâm lý tương lai có thể cảm thông và hỗ trợ những người gặp vấn đề về tinh thần, giúp họ vượt qua. Để từ đó trên thế giới sẽ không phải nghe những vụ tự tử vì stress hay trầm cảm nữa.

2. Tâm lý học học bao nhiêu năm?

Không dài như Y- Dược, chuyên ngành tâm lý học chỉ trong vòng 4 năm là xong rồi. Còn nếu bạn muốn học lên cao hơn thì thời gian sẽ dài hơn một chút. Nếu học thạc sĩ sẽ thêm tầm 1,5-2 năm, học lên tiến sĩ sẽ mất tầm 3 đến 5 năm.

3. Chương trình đào tạo của Tâm lý học cơ bản có những gì?

Về cơ bản thì chương trình đào tạo ngành tâm lý học của các trường đại học đều giống nhau. Sinh viên năm nhất sẽ được học các môn chung như pháp luật đại cương, triết học, giáo dục thể chất,…Sau đó lên năm 2,3,4 sẽ học những môn cơ sở ngành và chuyên ngành. Cuối cùng là ký thực tập và thi tốt nghiệp hoặc làm đồ án/khóa luận. Để bạn dễ hình dung thì một số môn cơ sở ngành và chuyên ngành gồm có: Tâm lý học đại cương, tâm lý học nhân cách, tâm lý học đám đông,…

4. Tâm lý học gồm những chuyên ngành nào?

Tâm hồn con người là một điều gì đó rất phức tạp, vì thế nên các chuyên ngành thuộc tâm lý học cũng đa dạng không kém. Tùy vào mong muốn và sự phù hợp mà bạn có thể lựa chọn lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như bạn yêu trẻ thì chọn “tâm lý học giáo dục” thích khám phá điều tra thì có “Tâm lý học tội phạm”, ngoài ra còn có: Tâm lý học hành vi, tâm lý học lâm sàng, tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý, tâm lý học ứng dụng, tâm lý học phát triển.

5. Ai là ứng viên tiềm năng cho ngành tâm lý học?

Tâm lý học phù hợp với ai?

Tâm lý học cũng là một ngành khá đặc thù với lượng kiến thức lớn, nhất là khi đối mặt với các trường hợp khó, phức tạp. Vì thế nếu không có những tố chất dưới đây thì bạn sẽ khó học giỏi và tiến xa trong sự nghiệp được:

        Khéo léo, biết chia sẻ và lắng nghe

        Thích nghiên cứu và khám phá thế giới nội tâm

        Linh động, dễ biến hóa trong mọi trường hợp

        Tư duy tốt

        Ham học hỏi và không sợ khó khăn

        Kỹ năng giao tiếp tốt

        Có khả năng giải quyết vấn đề tốt

Nếu bạn chưa có đủ những tốt chất trên thì cũng đừng lo lắng nhé, mọi kỹ năng đều cần và có thể bồi dưỡng theo thời gian. Miễn là bạn có đam mê và quyết tâm thì không gì làm khó được cả!

6. Tâm lý học thi khối nào?

Khác với ngành Y Dược chỉ tuyển khối B, ngành tâm lý học xét tuyển nhiều khối thi hơn. Các tổ hợp môn thi bạn có thể lựa chọn là: Toán – Lý – Hóa, Văn – Sử – Địa, Văn – Sử –  Anh, Toán – Lý – Anh, Toán – Văn – Anh, Toán – Sinh – Hóa, Toán – Hóa – Sinh.

7. Học ngành tâm lý ra trường làm gì?

Theo thống kê, tỷ lệ trẻ tự kỷ, học sinh bị trầm cảm, phụ nữ trầm cảm sau sinh, nhân viên văn phòng stress nặng,…liên tục tăng lên hàng năm. Vì thế ngành tâm lý học ở Việt Nam đang trên đà phát triển. Các trung tâm tư vấn tâm lý, dịch vụ điều trị tâm lý ngày càng nhiều mở ra vô vàn cơ hội cho các bạn trẻ.

Nhiều người lầm tưởng rằng tốt nghiệp ngành tâm lý chỉ có thể làm tư vấn tâm lý hoặc điều trị tâm lý. Nhưng thật ra tấm bằng Tâm lý học còn mở ra nhiều cơ hội hơn thế bất kể bạn học chuyên về lĩnh vực gì. Một số vị trí phổ biến cho sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý gồm:

        Tham vấn tâm lý trường học

Rất nhiều trường trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam đã đầu tư bộ phận “Tư vấn tâm lý học đường”, ở đây sẽ có những chuyên gia tâm lý giúp đỡ học sinh sinh viên về các vấn đề tâm lý, giúp họ có một tinh thần tốt nhất cho năm học mới.

        Điều trị tâm lý

Sức khỏe tinh thần đã và đang được quan tâm không kém gì sức khỏe thể chất. Để giúp bệnh nhân mắc các vấn đề về tâm lý có cuộc sống tốt hơn, các chuyên gia tâm lý tại bệnh viện tâm thần, trung tâm tư vấn điều trị tâm lý. Công việc của họ là hỗ trợ phân tích các mâu thuẫn và vấn đề tâm lý của người bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và giải quyết các khó khăn về tâm lý.

        Nghiên cứu, giảng dạy

Phương án này cực hợp với những bạn vừa thích tâm lý lại quan tâm đến vấn đề học thuật như nghiên cứu và giảng dạy. Bạn có thể làm việc tại các trường cao đẳng đại học hoặc viện nghiên cứu chuyên về tâm lý học. Đây cũng là lựa chọn hấp dẫn đúng không nào?

        Tư vấn tuyển dụng hoặc bộ phận nhân sự

Học tâm lý học xong đi làm tuyển dụng? Tưởng không liên quan mà liên quan không tưởng luôn đó. Khi học về tâm lý bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về cảm xúc, tư duy, thái độ và cách suy nghĩ của con người. Vì thế với tấm bằng tâm lý trong tay, bạn có thể làm việc ở bộ phận nhân sự, chuyên về tư vấn tuyển dụng. Công việc của bạn sẽ là đánh giá phẩm chất, năng lực của ứng viên và tìm ra người phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng. Ngoài ra bạn cũng là người đánh giá tâm lý nhân sự để đưa ra hướng giải quyết khi có xung đột trong môi trường làm việc.

Ngoài những vị trí trên, bạn cũng có thể trở thành chuyên gia tâm lý pháp y, tâm lý trong thể thao, quảng cáo, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường,…

8. Mức lương ngành Tâm Lý học

Thu nhập hấp dẫn của cử nhân ngành Tâm lý học

Mức lương luôn là mục tiêu hướng đến của đa số các bạn trẻ khi định hướng nghề nghiệp. Thu nhập của ngành này cũng tùy thuộc vào vị trí công việc mà bạn đảm nhận.

Với chuyên viên tâm lý thị trường, mức lương sẽ rơi vào trên dưới 10 triệu đồng mỗi tháng. Đó là khi bạn chỉ có vài năm kinh nghiệm trong nghề. Nếu như bạn có hiệu suất làm việc cao và kinh nghiệm lâu năm, bạn hoàn toàn có thể đạt được 15-20 triệu đồng mỗi tháng.

Vị trí chuyên viên tâm lý về các vấn đề hôn nhân, xã hội,…mức thu nhập của bạn khoảng trên dưới 10 triệu đồng. Và tất nhiên nếu bạn làm tốt thu nhập sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.

Bác sĩ tâm lý sẽ có mức thu nhập hấp dẫn hơn rơi vào khoảng 10 đến 15 triệu đồng. Sau khi du học chuyên ngành tâm lý hoặc có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, bạn sẽ đủ kỹ năng chuyên môn và có thể mở phòng khám riêng. Lúc này thu nhập sẽ là vài chục triệu, thậm chí là trăm triệu mỗi tháng. Rất hấp dẫn đúng không nào!

9. Trường nào đào tạo ngành Tâm lý học?

Ngành tâm lý học đang dần được ưa chuộng hơn ở Việt Nam. Rất nhiều trường đại học lớn ở nước ta có đào tạo chuyên ngành này. Bạn có thể học ở một số các trường:

Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM

Học Viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam

Đại Học Hoa Sen

Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng

Học Viện Phụ Nữ Việt Nam

Đại Học Sư Phạm Hà Nội

Đại Học Sư Phạm TPHCM

Đại học Thủ Dầu Một

Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM

Đại Học Nguyễn Tất Thành

Đại Học Dân Lập Văn Lang

Đại Học Sư Phạm – Đại Học Huế

Đại Học Sư Phạm – Đại Học Thái Nguyên

Đại học Tân Trào

Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu

Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

Đại Học Hồng Đức

Học Viện Phụ Nữ Việt Nam

Đại Học Văn Hiến

Đại học Công Nghệ TPHCM

Vậy là chúng mình đã tổng hợp và giải đáp tất tần tật 9 vấn đề mà các mem mới hay thắc mắc về ngành tâm lý học rồi. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình lựa chọn ngành học trước kì thi đại học sắp tới. Chúc các bạn học tập tốt và thực hiện được ước mơ của mình nhé!

Cuối cùng, bạn nào còn đang băn khoăn chưa biết chọn ngành nghề gì cho phù hợp với năng lực,

Dịch vụ tư vấn chọn ngành – chọn trường VIP 1:1

Cuối cùng, bạn nào còn đang băn khoăn chưa biết chọn ngành nghề gì cho phù hợp với năng lực, điều kiện kinh tế, sở thích cá nhân. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho huongnghiep tại buổi tư vấn cùng chuyên gia để có những định hướng đúng đắn nhất. Đăng ký ngay: https://bit.ly/tuvan11_cgvukhacngoc_huongt5.

Tin tức mới nhất