Review Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC): Ngôi trường hàng đầu đào tạo ngành báo chí và truyền thông
Học viện Báo chí và Tuyên truyền có thể nói là niềm mơ ước của các bạn yêu thích báo chí và truyền thông. Vậy ngôi trường này có thực sự tốt hay không? Để giúp bạn trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Review Trường đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Ngôi trường danh giá và xuất sắc bậc nhất Việt Nam
Mục lục
1. Giới thiệu chung
Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tên tiếng Anh đầy đủ là Academy of Journalism and Communication – AJC. Trường trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập năm 1962.
Học viện tọa lạc tại số 36 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là cung đường vô cùng đông đúc và gần nhiều trường đại học lớn của nước ta. Sau nhiều lần đổi tên thì vào năm 2005 đến nay lấy tên chính thức là Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Sau khoảng 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện là cái nôi tạo ra nhiều tinh anh trong ngành báo chí cho quốc gia và nhiều ngành nghề khác. Bạn trẻ nào có niềm đam mê viết lách, yêu thích báo chí chính luận thì đây là môi trường tuyệt vời để phát triển tài năng.
2. Cơ sở vật chất thuộc dạng “khủng”
Hiện nay, tổng diện tích đất sử dụng của Học viện là 57.310m2, bao gồm khu làm việc, học tập và ký túc xá.
- – 92 phòng học, 80 phòng được trang bị hệ thống máy chiếu, 69 phòng có hệ thống âm thanh
- – 02 hội trường có sức chứa trên 200 và trên 600 người chỗ ngồi.
- – 01 phim trường rộng lớn: Studio truyền hình, phát thanh, dựng phim.
- – 01 phòng học trực tuyến.
- – 07 phòng thực hành máy tính.
- – 01 phòng thực hành báo chí.
- – 04 phòng lab.
- – 03 phòng bảo vệ luận văn, luận án.
- – 03 phòng hợp nhà A1.
Đến với trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện bạn sẽ choáng ngợp với nhiều phòng chức năng cùng hàng ngàn đầu sách. Thông qua website của trường bạn có thể tra cứu, đọc, thu thập thông tin của các cán bộ, giảng viên, sinh viên nhằm mục đích học tập và nghiên cứu rất hữu ích.
Đặc biệt, không gian cây xanh với nhiều khuôn viên được quy hoạch rất bắt mắt quanh trường nên sinh viên gọi vui tên trường là “Học viện cây cảnh”. Tin mình đi dạo một vòng quanh trường báo bạn sẽ như lạc vào công viên với cảnh sắc hữu tình, nên thơ, nhiều góc sống ảo cực “chill” nữa nhé. Ví dụ như khu tòa nhà B12 sang xịn vô cùng bắt mắt. Hay khu nhà ăn được ví rộng như hội trường với những suất ăn ngon mà giá “hạt dẻ”.
3. Các ngành đào tạo
Có lẽ khi nhắc đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ấn tượng đầu tiên của các bạn sẽ là trường đào tạo về báo chí. Tuy nhiên, học viện còn là nơi giảng dạy nhiều ngành khác như lý luận, chính trị, văn hóa – tưởng, truyền thông,…
Hiện nay, học viện đang đào tạo 40 chuyên ngành khác nhau. Nên các bạn có ý định theo học thì sẽ tha hồ mà lựa chọn nhé.
STT | Ngành/Chuyên ngành |
1 | Báo in |
2 | Báo mạng điện tử |
3 | Báo truyền hình |
4 | Báo phát thanh |
5 | Báo truyền hình chất lượng cao |
6 | Báo mạng điện tử chất lượng cao |
7 | Ảnh báo chí |
8 | Quay phim truyền hình |
9 | Truyền thông đại chúng |
10 | Truyền thông đa phương tiện |
11 | Triết học |
12 | Kinh tế chính trị |
13 | Chủ nghĩa xã hội khoa học |
14 |
Quản lý kinh tế (hệ chuẩn và chất lượng cao)
|
15 | Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa |
16 | Chính trị phát triển |
17 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
18 | Văn hóa phát triển |
19 | Chính sách công |
20 | Truyền thông chính sách |
21 | Biên tập xuất bản |
22 | Xuất bản điện tử |
23 | Xã hội học |
24 | Công tác xã hội |
25 | |
26 |
Quản lý nhà nước: chuyên ngành Quản lý xã hội và chuyên ngành Quản lý hành chính nhà nước
|
27 |
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
|
28 | Thông tin đối ngoại |
29 | Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế |
30 | |
31 |
Quan hệ công chúng chuyên nghiệp
|
32 | Truyền thông Marketing |
33 | Quảng cáo |
34 | Ngôn ngữ Anh |
35 | Khoa học quản lý nhà nước |
36 | Giáo dục lý luận chính trị |
37 |
Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
|
38 | Kinh tế và Quản lý |
39 | Truyền thông quốc tế |
4. Đời sống sinh viên
Học viện có khu ký túc xá dành cho sinh viên gồm 4 khu nhà cao tầng có sức chứa lên đến 1500 người dành cho cả sinh viên trong nước và quốc tế. Đồng thời, dự án xây khu ký túc xá 15 tầng với nhiều tiện ích nhà ăn tập thể sinh viên, sân vận động dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí, ngoại khóa đang được triển khai từng bước.
Một điều mà khi nhắc đến sinh viên Học viện báo là họ rất năng động, tích cực tham gia nhiều hoạt động nhóm, văn nghệ thể thao, thiện nguyện, câu lạc bộ… Cho nên không nói quá khi rằng bạn sẽ bỏ được cái mác “hướng nội” khi học tập tại ngôi trường này.
Hơn nữa, học ở trường báo bạn sẽ thường xuyên gặp được người nổi tiếng như MC truyền hình, nhà báo, hoa hậu… Đặc biệt, sinh viên ngành truyền hình, phát thanh có gu thời trang siêu đỉnh. Mỗi ngày đi học không khác gì đi biểu diễn thời trang và toàn trai xinh gái đẹp thôi nhé.
Một vài điều thú vị khác như sinh viên sẽ phải chào cờ vào thứ 2 hàng tuần, Đội sao đỏ sẽ ghi tên sinh viên đi học muộn, Wifi phủ sóng toàn trường…
5. Mức học phí
Học phí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền khá dễ thở, hơn nữa có các ngành còn miễn học phí như ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, kinh tế chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chủ nghĩa xã hội khoa học).
Hệ đại trà: 276.000đ/tín chỉ với chương trình toàn khóa là 142 tín chỉ.
Hệ chất lượng cao: 771.200đ/tín chỉ chưa tính các học phần Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh.
6. Cựu sinh viên ưu tú
Trường báo là nơi xuất thân của rất nhiều người nổi tiếng, ưu tú, xuất chúng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết này mình sẽ chỉ nhắc đến những gương mặt mà các bạn trẻ như chúng ta dễ bắt gặp trên song truyền hình, báo, mạng xã hội nhé.
Những MC, BTV nổi tiếng như: BTV Ngọc Trinh, MC Diệp Chi, MC Công Tố, MC Phí Nguyễn Thùy Linh, MC Kim Nguyên Bảo, MC Nam Linh, MC Hoàng Dương, MC Xuân Quỳnh,…
Các nàng hậu đến dàn hot girl, hot boy, KOL… như Hoa hậu Việt Nam 2004 Nguyễn Thị Huyền, Á hậu Việt Nam 2012 Dương Tú Anh, hot girl Trâm Anh, MC Phí Nguyễn Thùy Linh,…
Qua bài review trên bạn có thấy Học viện Báo chí và Tuyên truyền là ngôi trường đại học đáng mơ ước của mình hay không? Mình hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có đánh giá khách quan và chân thực để đưa ra quyết định phù hợp nhất với bản thân mình trước ngưỡng cửa mới của cuộc đời nhé. Chúc các bạn thành công!