Review trường Đại học Thủy Lợi (TLU) – “Ông trùm” tiên phong trong các hoạt động phong trào Thủ đô
Đại học Thủy Lợi có truyền thống lâu đời chuyên đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường, thủy lợi, phòng chống thiên tai, và một số ngành liên quan tới quản lý và kỹ thuật khác. Những năm gần đây, TLU liên tục nhận được các huân chương, bằng khen ghi nhận những thành tích và đóng góp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hôm nay, HOCMAI.VN sẽ giới thiệu tới bạn đọc ngôi trường đại học danh giá này nhé.
Xem thêm: Điểm chuẩn trường Đại học Thủy Lợi (TLU)
Mục lục
1. Giới thiệu chung Đại học Thủy Lợi (TLU)
Lịch sử hình thành trường Đại học Thủy Lợi: Trường Đại học Thủy lợi tên gọi tiếng anh là Thuy Loi University (TLU), được thành lập vào năm 1959. Tiền thân của TLU là Học viện Thủy lợi Điện lực. Năm 1963, TLU được chia làm 4 đơn vị: Trung cấp điện, Trung cấp Thủy lợi, Đại học Thủy lợi và Viện Nghiên cứu khoa học Thủy lợi. Khi mới thành lập, trường đào tạo chính 3 ngành học: Thủy nông, Thủy văn, Thủy công. Đến năm 1966, TLU mở thêm đào tạo ngành Cơ khí Thủy lợi. Cuối cùng sau một số lần sơ tán, tới năm 1973, Đại học Thủy Lợi chính thức quay trở lại Hà Nội. Sau đó, đáp ứng và bắt kịp thời đại, mở rộng quy mô đào tạo và mang tính chuyên môn, TLU đã có sự thay đổi trong việc phân chia ngành nghề.
Mục tiêu phát triển của Đại học Thủy Lợi: Mục tiêu của TLU là một trường Đại học công lập, đào tạo đội ngũ lao động cốt cán cho cấp quản lý nhà nước và các ngành trọng điểm của nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững của Việt Nam.
Đội ngũ cán bộ: Hiện nay, đội ngũ giảng viên của TLU có tới 50% trình độ tiến sĩ, 40% trình độ thạc sĩ, và tất cả các giảng viên đều đạt trình độ giảng dạy bằng tiếng Anh. Ở TLU, có điểm đặc biệt là tất cả các giảng viên nếu đang học thạc sĩ, tiến sĩ đều được đi du học để tu nghiệp 1 năm. Bởi vậy, mỗi năm, TLU luôn có 20 – 30 giảng viên đang học tập ở nước ngoài, hứa hẹn đội ngũ giảng viên cốt cán trong tương lai.
2. Cơ sở vật chất
Diện tích Đại học Thủy lợi rất rộng, khoảng 726.568m2,được xây dựng và trang bị đầy đủ phòng học và thiết bị giảng dạy. Trong đó, TLU có 365 phòng họp và phòng thực hành, tất cả phòng máy đều được trang bị máy móc hiện đại. Thư viện rộng tới 7.586 m2, được đầu tư khá đồng bộ các trang thiết bị hiện đại với không gian học tập thân thiện cho người học. Hiện nay,thư viện TLU có tới 30.000 đầu sách, trên 130 đầu tạp chí và các nguồn tài nguyên điện tử, các nguồn tài nguyên số,… phục vụ học tập, nghiên cứu của sinh viên và giảng viên. Ngoài ra,TLU còn có phòng Gym, sân bóng đá, bóng rổ, khu Tennis, bể bơi phục vụ nhu cầu giải trí cho sinh viên.
3. Ngành học tại Đại học Thủy Lợi (TLU)
Đại học Thủy Lợi thuộc TOP đầu các cơ sở đào tạo về tài nguyên nước và kỹ thuật tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, WRU cũng luôn cập nhật và có những phương án đổi mới chương trình đào tạo đa ngành mở ra các chuyên ngành đào tạo đa dạng đáp ứng theo nhu cầu của thị trường lao động hiện nay. Thông tin các ngành đào tạo tại trường hiện nay:
Xem thêm: Điểm chuẩn Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)
4. Đời sống sinh viên
Đại học Thủy Lợi mở ra rất nhiều các câu lạc bộ dành cho sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên được trau dồi các kỹ năng, kiến thức, giúp thúc đẩy sự năng động và sáng tạo của sinh viên. Khi tham gia các câu lạc bộ, sinh viên còn được đào tạo thêm các kỹ năng mềm: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, …Bên cạnh đó, TLU còn có rất nhiều các câu lạc bộ hoạt động rất sôi nổi, tích cực khác như: CLB Môi trường, CLB Tin học sinh viên, CLB tiếng Anh đại học Thủy Lợi,…
5. Mức học phí
Học phí ở Đại học Thủy lợi được chia ra thành 2 mức, tùy vào ngành học mà bạn lựa chọn. Cụ thể như sau:
– Ngành Kinh Tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán: 274.000 nghìn/ tín chỉ.
– Ngành Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin, Công nghệ sinh học, Kỹ thuật phần mềm: 305.000 nghìn/tín chỉ.
– Các ngành còn lại: 313.000 đồng/tín chỉ
Lưu ý, học phí của trường hàng năm sẽ tăng theo quy định của Bộ Giáo dục. Dự kiến năm 2022, học phí TLU sẽ tăng 25%, tương đương: mức học phí trung bình của các ngành khác là: 485.000 VND/tín chỉ.
6. Cựu sinh viên
Đại học Thủy lợi đã và đang đạt được rất nhiều thành tích đang tuyên dương trong công tác giảng dạy. TLU đã từng được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công An,… Để đạt được những thành tựu đó, tất cả là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng vươn lên của thầy và trò TLU. Có rất nhiều cựu sinh viên của Đại học Thủy Lợi hiện đang giữ chức vụ cao trong cơ quan quản lý nhà nước.
– Ông Phạm Bá Oai – Cựu sinh viên lớp 22TK, hiện nay là giám đốc Sở công thương Thanh Hoá
– Ông Vũ Ngọc Dương – Cựu sinh viên lớp 24CT2 – TLU hiện đang là Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thanh Hóa, trước đó từng là Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
– Ông Nguyễn Hoài Nam – cựu sinh viên lớp 34C4, hiện đang là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa
– Ông Đặng Tiến Dũng – cựu sinh viên lớp 29N, hiện đang là Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, Thanh Hoá.
– Ông Lê Văn Thủy – Cựu sinh viên lớp 26N, hiện đang là Chủ tịch HĐ Thành viên Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu.
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về trường Đại hoc Thủy Lợi. Hy vọng bài viết này đã mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn học sinh lớp 12 đang đứng phải tìm kiếm và băn khoăn lựa chọn trường đại học tương lai.