Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 4, 2024

Scroll to top

Top

Review trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Trường học khó nhất Vịnh Bắc Bộ!

Nhiều năm qua, Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn là ngôi trường mơ ước của biết bao sinh viên Việt Nam. Thư viện lớn nhất cả nước, số lượng nam sinh áp đảo, đội ngũ giảng viên chất lừ,… và nhất là “đầu vào đầu ra đều khó” chính là những gì người ta nghĩ về trường. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu thêm những điều khác về Đại học Bách Khoa Hà Nội nhé!

Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Xem thêm: Review Đại học Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội (UET): Ngôi trường mơ ước cho các kỹ sư tương lai 

1. Giới thiệu chung

Đại học Bách Khoa Hà Nội có tên tiếng Anh là Hanoi University of Science and Technology, viết tắt là HUST.

Địa chỉ tại Số 01 Đại Cồ Việt – Hai Bà Trưng –  Hà Nội

Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập vào ngày 15/10/1956 với sứ mệnh phát triển con người, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu xã hội và đất nước. Trải qua hơn 65 năm xây dựng và phát triển, ĐHBKHN hướng đến trở thành trường đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực tập trung vào khoa học công nghệ, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.

2. Cơ sở vật chất

Đại học Bách Khoa Hà Nội có tổng diện tích 26,2 ha, là trường có diện tích lớn nhất trong số các trường ở nội thành Hà Nội. Hệ thống hơn 200 phòng học, giảng đường, hội trường lớn và phòng hội thảo, gần 200 phòng thí nghiệm trong đó có 12 phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia và hệ thống 20 xưởng thực hành, thực tập phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên – giảng viên. Toàn bộ các phòng học đều được trang bị hệ thống thiết bị giảng dạy hiện đại và điều hòa mát lạnh, wifi miễn phí ở khuôn viên trường.

Khuôn viên Đại học Bách Khoa Hà Nội từ trên cao

Sinh viên nhập học có thể đăng ký ở ký túc xá với hơn 420 phòng cho 4500 sinh viên. Niềm tự hào của các thế hệ sinh viên Bách Khoa là thư viện Tạ Quang Bửu lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 37.000m2 với hơn 600.000 cuốn sách và 130.000 đầu sách điện tử phục vụ việc học tập và nghiên cứu của sinh viên – giảng viên trong trường. Ngoài ra, nhà trường còn có khu liên hợp thể thao với diện tích 20.000m2 bao gồm: bể bơi, sân bóng, sân tennis, và nhà thi đấu đa năng.

Thư viện Tạ Quang Bửu – niềm tự hào của sinh viên Bách Khoa

3. Ngành học

Đại Học Bách Khoa Hà Nội là trường đào tạo đa ngành nghề, nhưng đặt trọng điểm nhất vào các ngành kỹ thuật. Hiện trường có 25 khoa và viện, vì vậy bạn có thể dễ dàng lựa chọn ngành nghề mong muốn. Trường cũng đào tạo cả hệ cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ,… các nhóm ngành Công nghệ, kỹ thuật và quản trị kinh doanh ở quy mô lớn. Chính vì thế muốn học lên cao thì Bách Khoa cũng là lựa chọn hấp dẫn dành cho bạn.

Danh sách các ngành đào tạo của Đại Học Bách Khoa Hà Nội:

STT Tên ngành
1 Kỹ thuật Sinh học
2 Kỹ thuật Thực phẩm
3 Kỹ thuật Thực phẩm (Chương trình tiên tiến)
4 Kỹ thuật Hóa học
5 Hóa học
6 Kỹ thuật in
7
Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Hóa dược
8 Công nghệ giáo dục
9 Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa
10 Kỹ thuật điện
11 Kinh tế công nghiệp
12 Quản lý công nghiệp
13 Quản trị kinh doanh
14 Kế toán
15 Tài chính – Ngân hàng
16
17
18
Chương trình Việt – Pháp PFIEV Tin học công nghiệp và Tự động hóa
19
Chương trình tiên tiến Phân tích kinh doanh
20
Chương trình tiên tiến Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
21
Chương trình tiên tiến Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông
22 Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông
23
Chương trình tiên tiến Kỹ thuật y sinh
24
Chương trình tiên tiến Hệ thống nhúng thông minh và IoT
25
26
Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế
27
28
Điện tử Viễn thông Đại Học Leibniz Hannover (Đức)
29 Kỹ thuật môi trường
30 Quản lý Tài nguyên và Môi trường
31 Kỹ thuật nhiệt
32
33
34
Chương trình tiên tiến Công nghệ thông tin (Việt-Nhật)
35
36
Chương trình tiên tiến An toàn không gian số
37
Chương trình tiên tiến Công nghệ thông tin (Việt-Pháp)
38 Kỹ thuật cơ điện tử
39 Kỹ thuật cơ khí
40
Chương trình tiên tiến Kỹ thuật cơ điện tử
41
Cơ khí – Chế tạo máy Đại học Griffith (Úc)
42
Cơ điện tử Đại học Leibniz Hannover (Đức)
43
Cơ điện tử – ĐH Nagaoka (Nhật Bản)
44 Toán – Tin học
45 Hệ thống thông tin quản lý
46 Kỹ thuật vật liệu
47
Chương trình tiên tiến Khoa học Kỹ thuật Vật liệu
48 Vật lý kỹ thuật
49 Kỹ thuật hạt nhân
50 Vật lý y khoa
51 Kỹ thuật ô tô
52 Kỹ thuật cơ khí động lực
53 Kỹ thuật Hàng không
54
Chương trình tiên tiến Kỹ thuật ô tô
55
Chương trình Việt – Pháp Cơ khí hàng không
56 Kỹ thuật Dệt – May
57
Quản trị kinh doanh Đại học Troy (Hoa Kỳ)
58
Khoa học máy tính Đại học (Hoa Kỳ)
59
Tài năng Hệ thống cơ điện tử thông minh và Rô bốt
60
Tài năng Hệ thống Điện tử thông minh và IoT
61
Tài năng Điều khiển và Tự động hóa thông minh
62
63 Tài năng Toán Tin
64
Tài năng Kỹ thuật Hóa học
65
Tài năng Công nghệ Nano và Quang điện tử
66

Các chương trình đào tạo của trường đều đề cao tính thực tiễn nên có thời gian thực hành thực tập nhiều. Điều này giúp sinh viên tốt nghiệp được đánh giá cao về kỹ năng chuyên môn, khả năng làm việc và sáng tạo trong công việc. Và có thể nói, tấm bằng của Bách Khoa rất có giá trị ở cả các ngành kỹ thuật và những khối ngành khác như kinh doanh, ngoại ngữ nữa đấy.

Đại học Bách Khoa có đặc điểm là “đầu vào đầu ra đều khó”. Đầu vào thì rõ ràng rồi, điểm chuẩn của trường lúc nào chả đứng Top. Còn đầu ra thì sao? Chương trình học được xây dựng để đào tạo sinh viên chất lượng cao với khối lượng kiến thức và thực hành khổng lồ nên bạn phải học tập một cách nghiêm túc thì mới ra trường được.

Hàng năm, số lượng sinh viên rớt môn nhiều như “ngả rạ”, lượng sinh viên được làm “lễ tốt nghiệp sớm” cũng chỉ khoảng 600-800 sinh viên/ năm. Chẳng phải thế mà có câu nói đùa: tiền học lại của sinh viên đủ để xây mấy cái tòa nhà cao tầng sang chảnh!

4. Đời sống sinh viên

Sinh viên Đại học Bách Khoa luôn năng động và đầy tài năng

Với tinh thần học hết mình, chơi nhiệt tình, đời sống sinh viên ở Đại học Bách Khoa cũng luôn được quan tâm. Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động, các cuộc thi, hội chuyên môn giúp sinh viên vừa thỏa sức vui chơi vừa thể hiện tài năng của mình: Cuộc thi tranh biện “Z – DEBATE”, Mùa hè an toàn với Sinh viên, Hội thảo ứng dụng công nghệ ICT trong học thuật, ngày hội việc làm,…bên cạnh đó là các hoạt động thường niên như: lễ 20/11, ngày hội hiến máu, chiến dịch mùa hè xanh,…

Sinh viên Bách Khoa thường xuyên được cử đi tham dự các cuộc thi về khoa học kỹ thuật lớn trong nước, quốc tế và dành được giải thưởng cao. Bên cạnh đó, sinh viên Bách Khoa còn được thể hiện mình ở rất nhiều câu lạc bộ của trường và của từng khoa.

Sinh viên ĐHBKHN giành ba giải cao nhất của cuộc thi Công nghệ trí tuệ Canon Chie-Tech năm 2021

Một điểm giúp sinh viên Bách Khoa luôn háo hức khi đến giảng đường đó là Giảng viên không chỉ giỏi chuyên môn mà còn giỏi cà khịa học, giỏi tình yêu học. Vì thế nên qua mỗi năm, sinh viên lại truyền tai nhau thêm những câu nói bất hủ như: “Chúng ta học luôn không ra chơi nhé, vì khi ra chơi, thầy ra phòng chờ toàn các cô ngồi đấy làm thầy ngại”; hay “Anh cố gắng trả lời câu này để tôi cho điểm 0 vì trường mình không có điểm âm”; “Chúng ta là kỹ sư chém gió, chém gió cũng phải ra được vận tốc gió”,…

5. Học phí trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Tùy theo ngành học và chương trình đào tạo sẽ có mức học phí khác nhau. Năm 2021, học phí dự kiến:

–        Chương trình đào tạo chuẩn: học phí khoảng 22-28 triệu đồng/ năm

–        Chương trình EiTECH: học phí khoảng 20-45 triệu đồng/ năm

–        2 ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có mức học phí 50-60 triệu đồng/ năm

–        Chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế: Học phí 45-50 triệu đồng/ năm

–        Chương trình Đào tạo Quốc tế: học phí 55-65 triệu đồng/năm

–        Chương trình liên kết với Đại học Troy: mỗi năm học 3 học kỳ, học phí khoảng 80 triệu đồng/ năm

Hàng năm mức học phí sẽ tăng trung bình từ 8% mỗi năm và mức tăng không vượt quá 10% một năm.

6. Những cựu sinh viên ưu tú của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đóng góp cho đất nước rất nhiều tài năng nổi trội trong các lĩnh vực Kỹ thuật – Công nghệ. Trường cũng là “quê hương” của nhiều vị lãnh đạo cấp cao. Một số gương mặt ưu tú như: ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại; Ông Hoàng Văn Phong nguyên Bộ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ; anh Nguyễn Tửu Quang giám đốc Bkav; anh Hoàng Nam Tiến chủ tịch hội đồng quản trị FPT Telecom; ông Lê Mạnh Hùng Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Đại tá Tào Đức Thắng, chủ tịch HĐQT Viettel,…

Hy vọng bài review trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về trường và có động lực đăng ký xét tuyển nhé. Chúc các bạn học tập tốt và đạt được ước mơ!

Tin tức mới nhất