Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | October 7, 2024

Scroll to top

Top

Tuyển sinh 2023: Đại học Bách khoa Hà Nội tăng mạnh chỉ tiêu xét tuyển

Năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tuyển sinh 7.985 chỉ tiêu với 3 phương thức xét tuyển chính.

1. Phương thức xét tuyển

Phương thức 1: Xét tuyển tài năng, cụ thể các phương thức sau

1.1. Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT

Đối tượng: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, có thành tích cao trong trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT), kỳ thi học sinh giỏi (HSG) do Bộ GD&ĐT tổ chức, gồm:

  • – Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG quốc gia, hoặc được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế được xét tuyển thẳng vào các ngành phù hợp với môn đạt giải.
  • – Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc trong đổi tuyển quốc gia tham dự cuộc thi KHKT quốc tế được xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp với lĩnh vực đề tài dự thi.

1.2. Xét tuyển theo chứng chỉ Quốc tế

Điểm trung bình học tập cả 3 năm THPT của thí sinh đạt từ 8.0 trở lên, tối thiểu có 1 trong các chứng chỉ quốc tế như: ACT, SAT, IB, A-Level, AP.

1.3. Xét tuyển theo Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn

Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, điểm trung bình học tập các môn văn hóa (trừ môn GDQPAN và Thể dục) cả 3 năm THPT đạt từ 8.0 trở lên, tối thiểu thỏa mãn 1 trong các điều kiện:

  • – Đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến kích trong kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phố do Sở GD&ĐT tổ chức (hoặc tương đương do các ĐH vùng, ĐH Quốc gia tổ chức), được chọn tham gia kỳ thi HSG Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức ở các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ, Tin, Tổ hợp trong quá trình học THPT.
  • – Được chọn tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ vòng thi tháng trở lên
  • – Được chọn tham dự cuộc thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức
  • – Học sinh hệ chuyên tại các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, lớp chuyên, hệ chuyên tại các ĐH vùng, ĐH Quốc gia, Trường Đại học (chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ, Tin học)
  • – Có chứng chỉ IELTS (Academic) 6.0 trở lên (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương – Bảng 4) được đăng ký xét tuyển vào ngành Kinh tế – Quản lý và Ngôn ngữ Anh.

Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy

Tổ hợp xét tuyển: K00 (tư duy toán học, tư duy đọc hiểu, tư duy khoa học/giải quyết vấn đề)

Điều kiện: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ do ĐHBKHN quy định

Thí sinh được xét tuyển vào tất cả các ngành/chương trình của ĐH Bách khoa HN (trừ chương trình Ngôn ngữ Anh)

>> Thi Đánh giá tư duy (HUST) là gì? Tất tần tật thông tin về kỳ thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội

Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2023

Đối tượng: Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT tổ chức;

Điều kiện: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do ĐHBK Hà Nội quy định;

Tổ hợp xét tuyển: A00, A01A02B00D01, D07D26D28D29 (tùy theo từng chương trình đào tạo khác nhau).

* Lưu ý:

  • – Với các tổ hợp A01, D01, D07, thí sinh được quy đổi chứng chỉ tiếng Anh VSTEP, IELTS, TOEFL, TOEIC… để quy đổi điểm tiếng Anh.
  • – Thí sinh phải đáp ứng thêm các điều kiện về trình độ tiếng Anh sau nếu xét tuyển vào các chương trình giảng dạng bằng tiếng Anh:
    • + Chứng chỉ IELTS (Academic) 5.0 trở lên, VSTEP B1 trở lên hoặc tương đương.
    • + Điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh năm 2023 đạt ngưỡng điểm yêu cầu của ĐHBK Hà Nội.

2. Các ngành đào tạo 2023

STT Chương trình/ngành đào tạo Mã xét tuyển gốc Chỉ tiêu
A. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
1 Kỹ thuật Thực phẩm BF2 200
2 Kỹ thuật Sinh học BF1 80
4 Hóa học CH2 120
3 Kỹ thuật Hóa học CH1 520
6 Công nghệ Giáo dục ED2 80
5 Kỹ thuật In CH3 40
8 Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa EE2 500
7 Kỹ thuật điện EE1 220
10 Quản lý Công nghiệp EM2 80
9 Quản lý năng lượng (thay thế cho Kinh tế Công nghiệp không tuyển sinh từ 2023) EM1 60
12 Kế toán EM4 80
11 Quản trị Kinh doanh EM3 100
14 Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông ET1 480
13 Tài chính-Ngân hàng EM5 60
16 Kỹ thuật Môi trường EV1 120
15 Kỹ thuật Y sinh ET2 60
18 Tiếng Anh KHKT và Công nghệ FL1 (1) 180
17 Quản lý Tài nguyên và Môi trường EV2 80
20 CNTT: Khoa học Máy tính IT1 (2) 300
19 Kỹ thuật Nhiệt HE1 250
22 Kỹ thuật Cơ điện tử ME1 300
21 CNTT: Kỹ thuật Máy tính IT2 200
24 Toán-Tin MI1 120
23 Kỹ thuật Cơ khí ME2 500
26 Kỹ thuật Vật liệu MS1 260
25 Hệ thống Thông tin quản lý MI2 60
28 Kỹ thuật Hạt nhân PH2 30
27 Vật lý Kỹ thuật PH1 150
30 Kỹ thuật Ô tô TE1 200
29 Vật lý Y khoa PH3 40
32 Kỹ thuật Hàng không TE3 50
31 Kỹ thuật Cơ khí động lực TE2 90
34 Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano (chương trình mới) MS2 40
33 Công nghệ Dệt-May TX1 220
35 Công nghệ vật liệu Polyme và Compozit (chương trình mới) MS3 40
B. CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO (CỦA ĐHBK HÀ NỘI)
B1. Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh
36 Kỹ thuật Thực phẩm BF-E12 80
37 Kỹ thuật sinh học (chương trình mới) BF-E19 40
38 Hệ thống điện và năng lượng tái tạo EE-E18 50
39 Kỹ thuật Hóa dược CH-E11 80
40 Phân tích Kinh doanh EM-E13 100
41 Kỹ thuật điều khiển-Tự động hóa EE-E8 100
42 Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện ET-E16 60
43 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng EM-E14 120
44 Kỹ thuật Y sinh ET-E5 40
45 Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông ET-E4 60
46 Công nghệ Thông tin Global ICT IT-E7 (2) 100
47 An toàn không gian số – Cyber Security IT-E15 (2) 40
48 Kỹ thuật Cơ điện tử ME-E1 120
49 Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo IT-E10 (2) 100
50 Kỹ thuật Ô tô TE-E2 80
51 Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu MS-E3 50
B2. Chương trình có tăng cường ngoại ngữ
52 Công nghệ Thông tin Việt – Nhật (tăng cường tiếng Nhật) IT-E6 240
53 Hệ thống nhúng thông minh và IoT (tăng cường tiếng Nhật) ET-E9 60
54 Công nghệ Thông tin Việt-Pháp (tăng cường tiếng Pháp) IT-EP(2) 40
B3. Chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác
55 Cơ điện tử – hợp tác với ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức) ME-LUH 40
56 Điện tử – Viễn thông – ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức) ET-LUH 40
57 Cơ khí Chế tạo máy – hợp tác với trường ĐH Griffith (Australia) ME-GU 40
58 Cơ điện tử – hợp tác với ĐHCN Nagaoka (Nhật Bản) ME-NUT 90
C. CHƯƠNG TRÌNH PFIEV
59 Tin học công nghiệp và Tự động hóa EE-EP 40
60 Cơ khí Hàng không TE-EP 35
D. CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
61 Khoa học Máy tính – ĐH Troy (Hoa Kỳ) (do ĐH Troy cấp bằng) TROY-IT 80
62 Quản trị Kinh doanh – ĐH Troy (Hoa Kỳ) (do ĐH Troy cấp bằng) TROY-BA 80
63 Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế
(do ĐHBK Hà Nội và ĐH Plymouth Marjon-Vương quốc Anh cấp bằng)
FL2 (1) 90
Tổng chỉ tiêu năm 2023 7.985

Ghi chú:
(1) – Chương trình không xét tuyển theo phương thức điểm thi đánh giá tư duy.
(2) – Chương trình không xét tuyển theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT.

Xem thêm: Điểm chuẩn Đại Học Bách Khoa Hà Nội

3. Các mốc thời gian

3.1 Phương thức xét tuyển tài năng

Đăng ký tại: https://xttn.hust.edu.vn

>> Hồ sơ xét tuyển tài năng xem TẠI ĐÂY

Thời gian Nội dung
Từ 30/3
Mở đăng ký diện 1.1
Từ 30/3 đến 15/5 Mở đăng ký diện 1.2 và 1.3
Từ 30/5 đến 20/6 Phỏng vấn thí sinh diện 1.3
Ngày 30/6 Công bố kết quả xét tuyển tài năng

3.2 Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy (ĐGTD)

Đăng ký tại: https://tsa.hust.edu.vn

>> Hướng dẫn đăng ký xem TẠI ĐÂY

Thời gian Nội dung
Từ 01/04 – 30/04/2023 Mở đăng ký dự thi
10/6/2023 Thi đợt 1 (Hà Nội)
17/6/2023 Thi đợt 2 (Hà Nội)
8/7/2023
Thi đợt 3 (Hà Nội, Vinh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tuyển Quang, Thái Nguyên)

3.3 Xét tuyển theo điểm thi Tốt nghiệp THPT

Theo quy định của Bộ GD&ĐT

3.4 Quy đổi/Cộng điểm chứng chỉ Ngoại ngữ

Đăng ký tại: https://xttn.hust.edu.vn

Thời gian Nội dung
Từ 01/04 – 30/06/2023
Mở đăng ký quy đổi/cộng điểm (Dùng cho xét tuyển bằng kết quả thi Đánh giá tư duy và Tốt nghiệp THPT)

(Theo Đại học Bách khoa Hà Nội)

Với tình hình tuyển sinh biến động như năm nay, thí sinh cần tham khảo thêm các phương án xét tuyển để gia tăng cơ hội đỗ đại học. Khám phá ngay Giải pháp ôn luyện kỳ thi riêng toàn diện giúp nắm chắc tấm vé trúng tuyển vào những trường đại học TOP đầu.

>> NHẬN NGAY GIẢI PHÁP PAT LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC CHO KỲ THI ĐGNL TẠI ĐÂY <<

Tin tức mới nhất